Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Thái Trọng Tín Nuôi Tôm Tích Thành Công

Anh Thái Trọng Tín Nuôi Tôm Tích Thành Công
Ngày đăng: 11/10/2014

Tôm tích là loài thuỷ sản đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau). Mặc dù vậy nhưng nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín (28 tuổi), ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, huyện Năm Căn, là người tiên phong nuôi thử nghiệm tôm tích đem lại hiệu quả cao.

Trước đó, qua tìm hiểu thực tế, anh Tín thấy loại tôm tích rất dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt ít, lớn nhanh, ít tốn chi phí thức ăn và giá thành cao, anh đã tìm mua con giống về thả nuôi thử.

Anh Tín cho biết, trước đây tình cờ thấy người ta nuôi tôm tích, diện tích rất nhỏ, thả ven sông, bãi hoặc bao ví bằng lưới mành nhưng vẫn có kết quả khả quan. Qua tìm hiểu, biết loại tôm này nuôi khoảng 2 - 3 tháng thì cho thu hoạch, giá bán ra rất cao và tỷ lệ hao hụt cũng rất ít. Thế là anh quyết định nuôi thử nghiệm trên vuông nhà.

Với diện tích đất khoảng 7.000 m2, anh bao ví lại, mua giống từ nhiều nơi được 140 kg về thả nuôi (giá 10.000 đồng/con, trọng lượng khoảng 50 - 80 g). Hằng ngày anh cho nước ra vô tự nhiên, không cần cho thức ăn do nguồn thức ăn đã có sẵn dưới vuông. Sau gần 4 tháng, tôm của anh có trọng lượng từ 250-350 g, lúc này giá bán ra 480.000 đồng/kg. Bình quân 1 con được trên 100.000 đồng, đợt thu hoạch này anh thu được 12 triệu đồng, trừ chi phí anh lãi trên 10 triệu đồng.

Thành công từ đợt thử nghiệm đầu tiên, cuối tháng 6 âm lịch vừa qua, anh Tín tiếp tục mua thêm 250 con giống về thả. Hiện nay tôm phát triển rất nhanh, chưa đầy 3 tháng đã có trọng lượng từ 200 - 250 g, anh đang chuẩn bị thu hoạch. Với giá thành hiện tại 680.000 đồng/kg, anh tính toán vụ này trừ chi phí còn lãi ít nhất trên 30 triệu đồng.

Anh Tín chia sẻ: “Lợi thế lớn nhất của việc nuôi tôm tích là không đòi hỏi nhiều về diện tích đất, ít tốn chi phí thức ăn và công chăm sóc, chỉ thả con giống và cho nước ra thường xuyên theo điều kiện tự nhiên, tôm sẽ phát triển rất tốt. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn con giống hiếm, phải mua gom ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, vì vậy muốn mở rộng diện tích nuôi cũng gặp nhiều khó khăn”.

Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn Trương Quốc Duẫn cho rằng: "Ðây là đối tượng nuôi mới, được anh Tín thực hiện đạt hiệu quả cao và khuyến khích bà con thực hiện, nhất là đối với những hộ có diện tích đất nhỏ, lao động nhàn rỗi. Tuy nhiên, hiện nay nguồn giống chỉ có sinh sản ngoài tự nhiên thì không đáp ứng đủ nhu cầu. Phòng sẽ liên hệ với các viện, các trung tâm nghiên cứu giống hỗ trợ nghiên cứu sản xuất con giống này để phục vụ nhu cầu nuôi cho bà con".

Tôm tích là loại thuỷ sản đặc trưng và cũng là món ăn đặc sản được nhiều người ưa chuộng, giá thành lại cao. Vì vậy, trong thời gian tới, nếu địa phương chủ động được nguồn giống hứa hẹn việc nuôi tôm tích sẽ phát huy hiệu quả, đưa kinh tế nông hộ phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Vỗ béo bò Úc thiếu bền vững Vỗ béo bò Úc thiếu bền vững

Chính bầu Đức đã phải thừa nhận: Việc NK bò sống nguyên con từ Úc về rồi vỗ béo đem bán như HAGL và các DN khác đang làm chỉ là “hớt ngọn” và thiếu bền vững.

11/11/2015
Những mô hình canh tác không lo âu nghề trồng lúa xưa và nay Những mô hình canh tác không lo âu nghề trồng lúa xưa và nay

Phải khẳng định luôn, ngày nay giống là yếu tố quan trọng nhất trong canh tác lúa. Nông nghiệp nước ta đã bước sang một giai đoạn mới của sự hội nhập...

11/11/2015
Phấn đấu sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt 46.000 tấn Phấn đấu sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt 46.000 tấn

Nghệ An đang đặt mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt 46.000 tấn.

12/11/2015
Toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm Toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm

Hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm, chiếm hơn 40% tổng số lồng nuôi của cả nước. Trong đó, huyện Vạn Ninh có khoảng 10.000 lồng, TP. Cam Ranh hơn 7.000 lồng, TP. Nha Trang khoảng 3.000 lồng...

12/11/2015
Hơn 300 ha mặt nước ở Tuy Phước bị ngọt hóa nhiễm phèn nặng người nuôi trồng thủy sản chờ giải pháp bền vững Hơn 300 ha mặt nước ở Tuy Phước bị ngọt hóa nhiễm phèn nặng người nuôi trồng thủy sản chờ giải pháp bền vững

Hơn 300 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) - chủ yếu là tôm, cá - tại thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa (Tuy Phước - Bình Định) bị nhiễm phèn nặng nên người NTTS tại đây thường xuyên rơi vào cảnh mất mùa, thua lỗ.

12/11/2015