Anh Thái Trọng Tín Nuôi Tôm Tích Thành Công

Tôm tích là loài thuỷ sản đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau). Mặc dù vậy nhưng nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín (28 tuổi), ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, huyện Năm Căn, là người tiên phong nuôi thử nghiệm tôm tích đem lại hiệu quả cao.
Trước đó, qua tìm hiểu thực tế, anh Tín thấy loại tôm tích rất dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt ít, lớn nhanh, ít tốn chi phí thức ăn và giá thành cao, anh đã tìm mua con giống về thả nuôi thử.
Anh Tín cho biết, trước đây tình cờ thấy người ta nuôi tôm tích, diện tích rất nhỏ, thả ven sông, bãi hoặc bao ví bằng lưới mành nhưng vẫn có kết quả khả quan. Qua tìm hiểu, biết loại tôm này nuôi khoảng 2 - 3 tháng thì cho thu hoạch, giá bán ra rất cao và tỷ lệ hao hụt cũng rất ít. Thế là anh quyết định nuôi thử nghiệm trên vuông nhà.
Với diện tích đất khoảng 7.000 m2, anh bao ví lại, mua giống từ nhiều nơi được 140 kg về thả nuôi (giá 10.000 đồng/con, trọng lượng khoảng 50 - 80 g). Hằng ngày anh cho nước ra vô tự nhiên, không cần cho thức ăn do nguồn thức ăn đã có sẵn dưới vuông. Sau gần 4 tháng, tôm của anh có trọng lượng từ 250-350 g, lúc này giá bán ra 480.000 đồng/kg. Bình quân 1 con được trên 100.000 đồng, đợt thu hoạch này anh thu được 12 triệu đồng, trừ chi phí anh lãi trên 10 triệu đồng.
Thành công từ đợt thử nghiệm đầu tiên, cuối tháng 6 âm lịch vừa qua, anh Tín tiếp tục mua thêm 250 con giống về thả. Hiện nay tôm phát triển rất nhanh, chưa đầy 3 tháng đã có trọng lượng từ 200 - 250 g, anh đang chuẩn bị thu hoạch. Với giá thành hiện tại 680.000 đồng/kg, anh tính toán vụ này trừ chi phí còn lãi ít nhất trên 30 triệu đồng.
Anh Tín chia sẻ: “Lợi thế lớn nhất của việc nuôi tôm tích là không đòi hỏi nhiều về diện tích đất, ít tốn chi phí thức ăn và công chăm sóc, chỉ thả con giống và cho nước ra thường xuyên theo điều kiện tự nhiên, tôm sẽ phát triển rất tốt. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn con giống hiếm, phải mua gom ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, vì vậy muốn mở rộng diện tích nuôi cũng gặp nhiều khó khăn”.
Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn Trương Quốc Duẫn cho rằng: "Ðây là đối tượng nuôi mới, được anh Tín thực hiện đạt hiệu quả cao và khuyến khích bà con thực hiện, nhất là đối với những hộ có diện tích đất nhỏ, lao động nhàn rỗi. Tuy nhiên, hiện nay nguồn giống chỉ có sinh sản ngoài tự nhiên thì không đáp ứng đủ nhu cầu. Phòng sẽ liên hệ với các viện, các trung tâm nghiên cứu giống hỗ trợ nghiên cứu sản xuất con giống này để phục vụ nhu cầu nuôi cho bà con".
Tôm tích là loại thuỷ sản đặc trưng và cũng là món ăn đặc sản được nhiều người ưa chuộng, giá thành lại cao. Vì vậy, trong thời gian tới, nếu địa phương chủ động được nguồn giống hứa hẹn việc nuôi tôm tích sẽ phát huy hiệu quả, đưa kinh tế nông hộ phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2013" cho 62 nông dân tiên tiến trong cả nước. Trong số 62 nông dân được bình chọn và tôn vinh, người cao tuổi nhất là nông dân Trần Xuân Vịnh (70 tuổi) ở xã Đăk Hrinh, huyện Đắk Hà, Lâm Đồng; người trẻ tuổi nhất, đại diện cho tỉnh Vĩnh Phúc - anh Vũ Trung Học, nông dân xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường - nhận danh hiệu khi tròn 34 tuổi.

Đến thăm khu chăn nuôi tập chung tại thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương với tổng diện tích 36,5ha đồi, một trong những khu chăn nuôi tập chung lớn của tỉnh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Từ nơi đây, các chủ trang trại đã có nhiều sáng tạo để cải tiến phương pháp chăn nuôi, trong đó phải nói đến “biện pháp chống nắng nóng cho chuồng nuôi bằng cây sắn dây” của ông Nguyễn Bác Ái.

Vừa qua, UBND huyện Yên Thế đã tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện thí điểm mô hình chăn nuôi giống gà thịt Ri lai (J.DaBaCo) do Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco cung ứng đợt I tại các xã Đồng Tâm, Tam Tiến, Tiến Thắng.

Hơn 10 năm trước, bà con nơi đây cấy lúa trên những chân đất với năng suất rất thấp, có những năm còn mất trắng nên đã cùng nhau chuyển đổi sang trồng kim tiền thảo. Anh Vũ Văn Mến, thôn Dùm cho biết: "Thấy cây kim tiền thảo mọc ở các bờ rào, bụi rậm, biết là cây thuốc, chúng tôi nhổ về trồng rồi tự nhân giống ở vườn nhà. Sau một vài vụ cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã mở rộng diện tích”. Ban đầu anh Mến trồng 3 sào, chăm sóc cẩn thận, sau hơn 3 tháng mỗi sào cho thu hoạch 7-8 tạ cây tươi, phơi khô còn 3 tạ, anh phải lặn lội sang tỉnh bạn tìm thương lái để bán.

Với ưu điểm nổi bật là ra được quả vào thời điểm trái vụ, năng suất cao, ổi lai lê Đài Loan trái vụ được trồng tại xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang khẳng định là giống cây ăn quả mới, cho hiệu quả kinh tế cao và có khả năng phát triển tốt tại địa phương.