Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Thái Trọng Tín Nuôi Tôm Tích Thành Công

Anh Thái Trọng Tín Nuôi Tôm Tích Thành Công
Ngày đăng: 11/10/2014

Tôm tích là loài thuỷ sản đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau). Mặc dù vậy nhưng nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín (28 tuổi), ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, huyện Năm Căn, là người tiên phong nuôi thử nghiệm tôm tích đem lại hiệu quả cao.

Trước đó, qua tìm hiểu thực tế, anh Tín thấy loại tôm tích rất dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt ít, lớn nhanh, ít tốn chi phí thức ăn và giá thành cao, anh đã tìm mua con giống về thả nuôi thử.

Anh Tín cho biết, trước đây tình cờ thấy người ta nuôi tôm tích, diện tích rất nhỏ, thả ven sông, bãi hoặc bao ví bằng lưới mành nhưng vẫn có kết quả khả quan. Qua tìm hiểu, biết loại tôm này nuôi khoảng 2 - 3 tháng thì cho thu hoạch, giá bán ra rất cao và tỷ lệ hao hụt cũng rất ít. Thế là anh quyết định nuôi thử nghiệm trên vuông nhà.

Với diện tích đất khoảng 7.000 m2, anh bao ví lại, mua giống từ nhiều nơi được 140 kg về thả nuôi (giá 10.000 đồng/con, trọng lượng khoảng 50 - 80 g). Hằng ngày anh cho nước ra vô tự nhiên, không cần cho thức ăn do nguồn thức ăn đã có sẵn dưới vuông. Sau gần 4 tháng, tôm của anh có trọng lượng từ 250-350 g, lúc này giá bán ra 480.000 đồng/kg. Bình quân 1 con được trên 100.000 đồng, đợt thu hoạch này anh thu được 12 triệu đồng, trừ chi phí anh lãi trên 10 triệu đồng.

Thành công từ đợt thử nghiệm đầu tiên, cuối tháng 6 âm lịch vừa qua, anh Tín tiếp tục mua thêm 250 con giống về thả. Hiện nay tôm phát triển rất nhanh, chưa đầy 3 tháng đã có trọng lượng từ 200 - 250 g, anh đang chuẩn bị thu hoạch. Với giá thành hiện tại 680.000 đồng/kg, anh tính toán vụ này trừ chi phí còn lãi ít nhất trên 30 triệu đồng.

Anh Tín chia sẻ: “Lợi thế lớn nhất của việc nuôi tôm tích là không đòi hỏi nhiều về diện tích đất, ít tốn chi phí thức ăn và công chăm sóc, chỉ thả con giống và cho nước ra thường xuyên theo điều kiện tự nhiên, tôm sẽ phát triển rất tốt. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn con giống hiếm, phải mua gom ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, vì vậy muốn mở rộng diện tích nuôi cũng gặp nhiều khó khăn”.

Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn Trương Quốc Duẫn cho rằng: "Ðây là đối tượng nuôi mới, được anh Tín thực hiện đạt hiệu quả cao và khuyến khích bà con thực hiện, nhất là đối với những hộ có diện tích đất nhỏ, lao động nhàn rỗi. Tuy nhiên, hiện nay nguồn giống chỉ có sinh sản ngoài tự nhiên thì không đáp ứng đủ nhu cầu. Phòng sẽ liên hệ với các viện, các trung tâm nghiên cứu giống hỗ trợ nghiên cứu sản xuất con giống này để phục vụ nhu cầu nuôi cho bà con".

Tôm tích là loại thuỷ sản đặc trưng và cũng là món ăn đặc sản được nhiều người ưa chuộng, giá thành lại cao. Vì vậy, trong thời gian tới, nếu địa phương chủ động được nguồn giống hứa hẹn việc nuôi tôm tích sẽ phát huy hiệu quả, đưa kinh tế nông hộ phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Chăn Nuôi Gia Cầm An Toàn Dịch Bệnh Của Một Chủ Gia Trại Ở Đông Sơn (Thanh Hóa) Kinh Nghiệm Chăn Nuôi Gia Cầm An Toàn Dịch Bệnh Của Một Chủ Gia Trại Ở Đông Sơn (Thanh Hóa)

Gần 20 năm nay, gia đình ông Phan Xuân Đức, ở đội 7, xã Đông Minh (Đông Sơn - Thanh Hóa) liên tục chăn nuôi có lãi, bởi ông có nhiều kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm nên trải qua bao đợt dịch bệnh lớn, đàn gia cầm của gia đình ông vẫn an toàn... Với quy mô chăn nuôi gia trại gần 1.000 vịt sinh sản và 300 gà thịt..., mỗi năm thu nhập mang lại cho gia đình hàng chục triệu đồng.

13/03/2014
Nấm Rơm Tăng Giá Nấm Rơm Tăng Giá

Giá nấm rơm tăng do nguồn cung năm nay ít mà nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu chính làm nấm là rơm ngày một hiếm do bà con đa phần thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp và đốt rơm tại ruộng, từ đó, số hộ theo nghề trồng nấm rơm cũng ít dần.

13/03/2014
Sắn Héo, Mía Khô Do Nắng Hạn Sắn Héo, Mía Khô Do Nắng Hạn

Gần 4 tháng qua, trên địa bàn huyện Sông Hinh (Phú Yên) không có mưa, thời tiết hanh khô kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong đó thiệt hại nặng nhất là các loại cây trồng cạn, đặc biệt là sắn và mía - 2 cây trồng chủ lực của huyện.

13/03/2014
Người Trồng Chuối Thu Hơn 40 Tỷ Đồng/năm Người Trồng Chuối Thu Hơn 40 Tỷ Đồng/năm

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mường Khương (Gia Lai), cây chuối mô trên địa bàn cho nguồn thu hơn 40 tỷ đồng/năm.

13/03/2014
Hiểu Thị Trường Sẽ Thắng Hiểu Thị Trường Sẽ Thắng

38 tuổi, anh Nguyễn Văn Luật ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, Nam Định đã có cơ ngơi nhiều người mơ ước: Chủ một trang trại tổng hợp diện tích 2ha với thu nhập trên 700 triệu đồng/năm.

13/03/2014