Anh Phú Quốc Thắng Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Heo Rừng

Anh Phú Quốc Thắng (30 tuổi, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận) được biết đến như một thanh niên ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi heo rừng.
Khoảng giữa năm 2012, anh Thắng đã sử dụng hơn 70 triệu tiền vốn tích góp của gia đình, mạnh dạn mua 7 con heo rừng giống (một con đực và 6 con nái) từ Đồng Nai về để nuôi thử nghiệm.
Thời gian đầu, do chưa nắm được kỹ thuật nuôi nên anh gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc, điều trị bệnh cho heo. Lứa heo con đẻ lần đầu đều bị chết.
Không nản chí, anh tiếp tục tìm tòi và bổ sung các kiến thức cho mình, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, nên sau khi thả nuôi được một vài lứa đã mang lại hiệu quả đáng mừng. Anh cho biết: Sau khi heo con được một tuần tuổi thì cần chích bổ sung chất sắt, một tháng tuổi thì cho heo con tập ăn thức ăn tinh.
Ngoài việc chủ động lựa chọn được con giống tốt, khoảng sân vườn rộng rãi để đảm bảo điều kiện nuôi "bán hoang dã" thì nguồn thức ăn rau, củ quả tự nhiên, cũng như việc tiêm phòng dịch bệnh, bổ sung dưỡng chất cho heo là những điều hết sức quan trọng để mô hình nuôi heo rừng có thể đem lại hiệu quả cao.
Ưu điểm loại heo rừng là nhờ hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn tự nhiên nên thịt nhiều nạc, mềm, ít mỡ, lớp da dày nhưng không dai. Giá bán mỗi kg thịt heo rừng cao hơn, nên mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại dễ dàng trong việc tìm nguồn tiêu thụ. Một con heo nái trưởng thành mỗi năm cho khoảng 2 - 3 lứa đẻ. So với heo nhà, heo rừng có sức đề kháng tốt hơn, thức ăn cũng đơn giản hơn.
Nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, trung bình mỗi lần sinh từ 5 - 8 con. Trong vòng một năm, trọng lượng tối đa một con có thể đạt được là từ 30 - 35 kg. Tháng 8 năm trước, anh Thắng xuất bán ra thị trường 20 con với trọng lượng mỗi con khoảng 25 kg sau 7 tháng nuôi, với giá bán 150 ngàn/kg. Sau khi trừ đi chi phí anh thu lãi trên 50 triệu đồng.
Anh Thắng cho biết thêm: “Đầu ra” của heo rừng nuôi tương đối ổn định. Trong thời gian tới anh tiếp tục nhân rộng số lượng heo giống lên thành đàn, tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, vụ hè thu năm 2015, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 74.154 ha cây trồng các loại, trong đó, ngô có diện tích lớn nhất với hơn 29.000 ha, lúa nước hơn 7.500 ha, còn lại là đậu đỗ, rau xanh, khoai lang.

Chọn cách đầu tư trang trại chăn nuôi gia công cho các tập đoàn nước ngoài, được bao tiêu sản phẩm với giá ổn định để được đảm bảo luôn có lợi nhuận là cách làm lâu nay của nhiều người tại Đồng Nai. Các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện cũng đẩy mạnh đầu tư vào chăn nuôi, từ chủ yếu nuôi gà công nghiệp dần mở rộng chăn nuôi thêm gà lông màu, heo thịt…

Khoảng 2 năm gần đây, khi gừng tăng giá trở lại, nhiều hộ dân ở huyện Thới Bình (Cà Mau) chuyển sang trồng gừng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đi liền đó là nỗi lo, bởi khi người dân ồ ạt trồng gừng thì nguy cơ dội hàng, ế chợ rất cao, nông dân sẽ là người chịu thiệt.

Mặc dù chỉ mới bước vào đầu mùa mưa, nhưng nhu cầu đăng ký mua giống cây điều của người dân đã lên đến 80 ngàn cây. Trong khi đó, nhu cầu giống cây cao su chỉ bằng 1/10 so với giống cây điều.

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Trong đó, mô hình trồng khổ qua tại xã Bình Thành là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp người nông dân ở đây phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.