Anh Phú Quốc Thắng Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Heo Rừng

Anh Phú Quốc Thắng (30 tuổi, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận) được biết đến như một thanh niên ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi heo rừng.
Khoảng giữa năm 2012, anh Thắng đã sử dụng hơn 70 triệu tiền vốn tích góp của gia đình, mạnh dạn mua 7 con heo rừng giống (một con đực và 6 con nái) từ Đồng Nai về để nuôi thử nghiệm.
Thời gian đầu, do chưa nắm được kỹ thuật nuôi nên anh gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc, điều trị bệnh cho heo. Lứa heo con đẻ lần đầu đều bị chết.
Không nản chí, anh tiếp tục tìm tòi và bổ sung các kiến thức cho mình, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, nên sau khi thả nuôi được một vài lứa đã mang lại hiệu quả đáng mừng. Anh cho biết: Sau khi heo con được một tuần tuổi thì cần chích bổ sung chất sắt, một tháng tuổi thì cho heo con tập ăn thức ăn tinh.
Ngoài việc chủ động lựa chọn được con giống tốt, khoảng sân vườn rộng rãi để đảm bảo điều kiện nuôi "bán hoang dã" thì nguồn thức ăn rau, củ quả tự nhiên, cũng như việc tiêm phòng dịch bệnh, bổ sung dưỡng chất cho heo là những điều hết sức quan trọng để mô hình nuôi heo rừng có thể đem lại hiệu quả cao.
Ưu điểm loại heo rừng là nhờ hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn tự nhiên nên thịt nhiều nạc, mềm, ít mỡ, lớp da dày nhưng không dai. Giá bán mỗi kg thịt heo rừng cao hơn, nên mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại dễ dàng trong việc tìm nguồn tiêu thụ. Một con heo nái trưởng thành mỗi năm cho khoảng 2 - 3 lứa đẻ. So với heo nhà, heo rừng có sức đề kháng tốt hơn, thức ăn cũng đơn giản hơn.
Nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, trung bình mỗi lần sinh từ 5 - 8 con. Trong vòng một năm, trọng lượng tối đa một con có thể đạt được là từ 30 - 35 kg. Tháng 8 năm trước, anh Thắng xuất bán ra thị trường 20 con với trọng lượng mỗi con khoảng 25 kg sau 7 tháng nuôi, với giá bán 150 ngàn/kg. Sau khi trừ đi chi phí anh thu lãi trên 50 triệu đồng.
Anh Thắng cho biết thêm: “Đầu ra” của heo rừng nuôi tương đối ổn định. Trong thời gian tới anh tiếp tục nhân rộng số lượng heo giống lên thành đàn, tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Thủy lợi đã làm nên một kỳ tích trong 70 năm qua, đó là: làm thay đổi bộ mặt của đất nước và đem lại những lợi ích to lớn cho nhân dân.

Sau khi chương trình khí sinh học trong chăn nuôi được triển khai tại huyện Hoài Nhơn (Bình Định), những hộ chăn nuôi đã thấy được hiệu quả thiết thực từ hầm biogas.

Không còn là “danh bất hư truyền” nữa, TBR225 không chỉ là “sao kim” của vụ xuân mà còn là “sao mộc” của vụ mùa...

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt cho rằng Hà Nội hiện nay có thách thức lớn khi có vùng nông nghiệp rộng lớn, tạo khoảng cách chênh lệch về nguồn thu giữa nội thành và ngoại thành.

Theo Chi cục Thú y Sóc Trăng, trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện dịch heo tai xanh tại 8 hộ chăn nuôi gia đình, với tổng đàn heo 591 con, trong đó có 74 con chết và đã tiêu hủy 327 con.