Anh Nông Dân Trẻ Đào Ao Chống Hạn

Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.
Trao đổi với Trần Văn Út 32 tuổi trên đồng đất dưới chân Núi Chúa, chúng tôi lấy làm bất ngờ khi Út cho biết anh khởi nghiệp nghề chăn nuôi cừu khi vừa tròn 20 tuổi. Buổi đầu, anh được cha mẹ cho 5 con cừu giống làm vốn lập thân lập nghiệp. Cha mẹ anh Út đều là cán bộ thuộc Đoàn vận tải H.50 nghỉ hưu tại xã Tri Hải.
Qua hơn mười năm, anh Út chí thú làm ăn gầy dựng đàn cừu đàn cừu trên 100 con. Anh tham gia các lớp tập huấn do cán bộ khuyến nông hướng dẫn nắm vững kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn cừu. Do chăn thả trong điều kiện thiếu nguồn thức ăn xanh nên anh rút bán cừu đực 4-5 tháng tuổi đạt trọng lượng 10- 15 kg/con.
Thương lái thu mua cừu đực giống với giá 110 ngàn đồng/kg cung cấp các nông hộ nuôi cừu vỗ béo. Cừu cái giống 12 tháng tuổi vừa có chửa được Trần Văn Út bán cho nông hộ chăn nuôi với giá 2,5 triệu đồng/con. Từ nguồn bán cừu đực và cừu cái giống, anh có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Năm nay, thời tiết khô hạn kéo dài nên đồng đất Tri Hải thiếu nguồn thức ăn, anh Út đưa đàn cừu chạy lên xã Bắc Sơn. Nhờ có người thân trong dòng tộc cho mượn 2 ha đất canh tác lâu dài, anh xây dựng chuồng trại và thuê máy đào ao dài 8 mét, rộng 4 mét với chi phí công đào 4 triệu đồng.
Trần Văn Út chuẩn bị vật tư lắp đặt hệ thống tưới phun tiết kiệm nước trồng 2 sào cỏ bổ sung nguồn thức ăn xanh cho đàn cừu. Phần đất còn lại được anh rào giậu giữ nguồn cỏ tự nhiên để chăn thả gia súc. Mục tiêu của nông dân trẻ Trần Văn Út tiếp tục mở rộng diện tích trồng cỏ để phát triển đàn cừu lên 400 con.
“Nhờ đồng đất dưới chân Núi Chúa có nhiều cây xanh nên dồi dào mạch nước. Ao đào tới đâu nước dâng cao tới đó, em mừng lắm. Nay có ao chứa nước, em hết lo tình trạng thiếu thức ăn xanh và thiếu nước uống cho đàn cừu trong mùa khô hạn”, chỉ tay vô lòng ao mới đào đầy ắp nước, anh nông dân trẻ Trần Văn Út bộc bạch niềm vui.
Có thể bạn quan tâm

Từ lâu Bình Thuận được biết đến như “thủ phủ” của trái thanh long. Không chỉ diện tích lớn mà chất lượng trái thanh long cũng hơn hẳn các nơi khác. Tuy nhiên vài năm trở lại đây trái thanh long Bình Thuận đang mất dần vị trí “độc tôn”

Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.

Không giống như phần lớn nông dân chọn trồng cây cao su, điều, tiêu, gia đình anh Ngô Văn Ai ở ấp 6, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) lại chọn mô hình trồng xoài xen chanh bông tím mang lại hiệu quả cao gần chục năm nay.

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở lươn đồng giai đoạn giống, giai đoạn nuôi thương phẩm và các biện pháp phòng, trị bệnh”. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 886,5 triệu đồng, từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Thấy hiệu quả từ việc nuôi heo rừng lai, hai anh em rể Nguyễn Văn Nhẫn và Vũ Ngọc Hùng (thôn 3, xã Tiên Lãnh, Tiên Phước - Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư mô hình này và bước đầu cho kết quả khả quan.