Anh Nguyễn Văn Triết thành công với mô hình kinh tế vườn và chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái

Anh Triết lập gia đình năm 2006, nhờ cần cù, chí thú làm ăn, vợ chồng anh mua được 2,6 công đất. Từ khi có hệ thống đê bao khép kín, anh chuyển đổi từ đất lúa sang trồng cây ăn trái. Hiện nay, vườn nhà anh trồng dừa xen chuối, hàng năm cho thu nhập hơn 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó, vợ chồng anh còn phát triển chăn nuôi heo. Hiện anh nuôi 18 con heo nái và 80 con heo thịt. Anh Triết cho biết, trước đây gia đình chăn nuôi chuồng trại theo phương thức truyền thống, nên gây ô nhiễm môi trường.
Qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, anh phát hiện mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh thái, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh đó, anh được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện hướng dẫn sửa chữa chuồng trại và kỹ thuật sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi.
Có thể nói, mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh thái là mô hình phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững, nhất là trong điều kiện hiện nay khi diện tích đất dành cho phát triển chăn nuôi gia trại và trang trại đang gặp khó khăn, đặc biệt là đối với các nơi tập trung dân cư đông.
Anh Nguyễn Văn Triết chia sẻ: "Để thực hiện mô hình, anh sử dụng chất liệu làm đệm lót gồm trấu và mùn cưa, men sinh học Balasa No1, với tỷ lệ 70% mùn cưa, 30% trấu, trộn với hỗn hợp chế phẩm sinh học (sau khi ủ với cám, nước), trải đều 4 lớp theo quy trình (kết hợp tưới nước dạng phun sương, tưới dịch men, rải men khô) để đạt chiều cao từ 40 - 50 cm, sau đó đậy kín bằng bạt nhựa hoặc nylon. Sau 2 đêm ủ, anh tiến hành tháo bạt ra, đảo đều, khi ẩm độ đạt từ 30 - 40% thì thả heo vào".
Từ khi thay đổi mô hình chăn nuôi, chuồng trại gia đình anh không còn mùi hôi, các chất thải, cặn bã tự phân hủy trong quá trình nuôi, hàng năm tiết kiệm trên 2 triệu đồng chi phí nước tắm heo; đồng thời, anh tận dụng phụ phẩm đệm lót để làm phân bón cho cây trồng rất tốt, tiết kiệm chi phí phân bón hơn 3 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, heo ít bị bệnh hô hấp và tiêu chảy so với cách nuôi truyền thống, anh xây dựng hầm biogas, để lấy chất đốt dùng trong sinh hoạt gia đình.
Nhờ tận dụng tốt những lợi ích mà mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh thái mang lại, giúp gia đình anh Nguyễn Văn Triết có nguồn thu ổn định, xây được căn nhà khang trang, có điều kiện chăm lo cho các con ăn học.
Nhiều năm liền, anh được công nhận danh hiệu "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" và được biểu dương, khen thưởng trong Hội nghị điển hình tiên tiên 5 năm (2011 - 2015) do Hội Nông dân huyện tổ chức.
Có thể bạn quan tâm

13g ngày 26-8, tàu Hoàng Anh 01 - tàu cá vỏ thép - được tàu cứu hộ lai dắt về cảng Nha Trang do bị chết máy, sau 20 ngày xuất bến chuyến thứ 2.

Ngoài tác dụng giải nhiệt, mủ trôm còn có thể làm thuốc chữa bệnh về tiêu hóa và giúp ổn định đường huyết. Theo kết quả kiểm nghiệm sản phẩm mủ trôm của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP HCM, hàm lượng magiê/100 g mủ trôm là 102 mg, kali là 360 mg, kẽm là 42 mg.

Sức cạnh tranh thấp, phát triển chậm và không ổn định, dịch bệnh rình rập..., ngành chăn nuôi đang đứng trước những thách thức vô cùng nan giải.

Gia Lai hiện có khoảng 120.000 ha cao su với hơn 40.000 cán bộ, công nhân, người lao động làm việc ở hơn 30 doanh nghiệp kinh doanh cao su.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sản lượng tôm nuôi và cá tra trong tháng Tám giảm mạnh do tình hình dịch bệnh và thời tiết bất lợi khiến người nuôi tiếp tục chịu lỗ.