Anh Nguyễn Văn Thạo Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Lợi Nhuận 150 Triệu Đồng/năm

Nhiều năm liền, anh Nguyễn Văn Thạo ở ấp Mỹ Thạnh B, xã Long Tiên (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.
Năm 2004 sau khi có hệ thống ô bao khép kín, anh Thạo mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện 25 triệu đồng thuê nhân công lên liếp 5 công ruộng sản xuất 3 vụ lúa/năm hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang trồng 120 gốc sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong, dưới ruộng trồng lúa kết hợp rau màu theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, tận dụng rơm rạ ủ oai làm phân bón giúp cây phát triển tốt, khi cây được 4 năm tuổi anh đào mương để tiện việc chăm sóc.
Sau 5 năm vườn sầu riêng cho thu nhập ổn định, vụ đầu anh để mỗi cây khoảng 30 trái, bán giá 20.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi 80 triệu đồng, hoàn trả vốn lãi cho ngân hàng. Theo anh, nếu để sầu riêng ra hoa mùa thuận, hàng dội chợ, bán giá không cao. Thông qua tập huấn khuyến nông và học tập các mô hình sản xuất đạt hiệu quả ở địa phương, anh Thạo chủ động xử lý cho cây ra hoa trái vụ.
Anh cho biết: Sau khi thu hoạch xong vụ sầu riêng, tỉa bỏ chồi, cành vô hiệu, bón thúc phân, chú trọng bón nhiều phân chuồng và cho cây ngưng mang trái 1 năm, nhằm giúp cây phục hồi tốt. Mỗi năm anh luân canh xử lý 50% diện tích sầu riêng ra hoa trái vụ, với cách làm này vườn sầu riêng của anh phát triển xanh tốt, hạn chế suy cây và bệnh xì mủ trên cây sầu riêng. Năng suất đạt 25 tấn/ha, giá bán bình quân 30.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi 150 triệu đồng/năm.
Với những kinh nghiệm tích luỹ được, anh sẵn lòng hướng dẫn kỹ thuật giúp nông dân địa phương cùng xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, nâng cao hiệu quả vườn chuyên canh. Qua tích lũy, anh sang thêm 3 công ruộng, tiếp tục chuyên canh cây sầu riêng và xây dựng nhà ở khang trang, đủ tiện nghi. Anh Nguyễn Văn Thạo đã thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Gần 100 gian hàng thương nghiệp phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sản xuất và đời sống của nông dân đã được quy tụ tại chợ phiên nông sản, phiên chợ hàng Việt và ngày hội văn hoá, thể thao nông dân Củ Chi lần thứ VII năm 2014.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xác định phát triển sản xuất là một tiêu chí quan trọng, nên trong gần 4 năm qua ngành khuyến nông đã tiến hành xây dựng được trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả.

Gạt những giọt mồ hôi còn đọng lại sau khi thu những bao lúa từ ngoài đồng về nhà, ông Vi Văn Thắng ở xã Đông Thành, huyện Thanh Ba hồ hởi: Năm nay là năm đầu tiên tôi tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn, thấy kết quả cũng khá khả quan.

Thông qua việc triển khai đề án, nông dân tại 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành có giải pháp để đầu tư thâm canh cây tiêu trên diện tích đất đai sẵn có. Sau 3 năm triển khai dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan, được người dân và chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ.

Ghé thăm chuồng rắn hổ hèo gần 100 con của anh Lê Văn Phú mới thấy được sự mạnh dạn, siêng năng và quyết tâm làm giàu của một đoàn viên thanh niên. Anh cho biết, anh vừa bán lứa rắn đầu tiên thu lãi 10 triệu đồng và đang nuôi lứa thứ 2, rắn phát triển khá tốt...