Anh Nguyễn Văn Phúc Trồng Vú Sữa Bơ Lợi Nhuận 80 Triệu Đồng/năm

Nằm giữa sông Tiền lộng gió, cù lao xã Ngũ Hiệp được phù sa bồi đắp không chỉ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển, mà cả giống vú sữa bơ được anh Nguyễn Văn Phúc ở ấp Tân Sơn (Tiền Giang) mạnh dạn trồng trên đất cù lao cho thu nhập cao.
Trước đây, anh Phúc trồng 4 công sầu riêng giống khổ qua xanh, đầu ra không ổn định, anh đốn bỏ trồng sầu riêng hạt lép giống cơm vàng. Tuy nhiên, sầu riêng dễ mẫn cảm với thời tiết, sâu bệnh phát triển mạnh, nhất là bệnh xì mủ thân do không có thuốc đặc trị.
Qua nhiều năm xử lý cây ra hoa mùa nghịch, sầu riêng suy kiệt, từ thông tin trên báo đài, anh sang tỉnh Vĩnh Long mua 200 gốc vú sữa bơ, giá 70.000 đồng/gốc trồng xen 4 công sầu riêng. Khi cây được 1 năm tuổi, anh đốn sầu riêng, giúp cây thông thoáng, hạn chế sự cạnh tranh về dinh dưỡng.
Năm 2011, vú sữa cho trái chiến, anh để cây mang trái vừa phải. Hàng năm, anh xử lý cho cây ra hoa sớm bán trước Tết Nguyên đán, thương lái đến tại vườn mua bình quân 20.000 đồng/kg, đầu mùa 80.000 đồng/kg. Anh cho biết, so với nhiều loại vú sữa khác, vú sữa bơ dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí thấp, năng suất ổn định, vụ đầu tiên tuy năng suất không cao, nhưng nhờ vú sữa có giá, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận trên 30 triệu đồng, những năm tiếp theo khoảng 80 triệu đồng/năm.
Ngoài việc bán trái, anh còn chú trọng ương cây giống cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, dùng hạt ương cây giống khoảng 30 cm, cắt ngang thân cây ghép với nhánh đang mang trái, khoảng 40 ngày tuổi cắt nhánh ương trong mát 1 tuần cung cấp cho thị trường.
Thông qua việc ương cây giống đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh, bình quân mỗi nhánh giá 30.000 đồng, những kinh nghiệm tích luỹ được anh sẵn lòng giúp bà con trong khu vực mở rộng diện tích trồng vú sữa bơ. Điểm nổi bật của vú sữa bơ là trái chín vỏ có màu hồng bắt mắt người tiêu dùng, vị ngọt, ít mủ, vỏ mỏng, thị trường ưa chuộng.
Có thể nói anh Nguyễn Văn Phúc là một trong những nông dân đầu tiên ở xã Ngũ Hiệp mạnh dạn đưa giống vú sữa bơ vào canh tác trên đất cù lao thay thế cho cây sầu riêng. Do đặc tính sinh học dễ trồng, thích nghi thổ nhưỡng địa phương nên cây vú sữa bơ nhanh chóng bén rễ trên vùng đất đầy tiềm năng, hứa hẹn mùa bội thu.
Cùng với giống vú sữa Lò Rèn, hiện nay giống vú sữa bơ được nông dân trong và ngoài huyện chọn làm cây trồng chủ lực mở rộng diện tích vườn chuyên canh, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Kiên Giang vừa kiến nghị Trung ương hỗ trợ 36,3 tỷ đồng để ứng phó với khô hạn và xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến cuối tháng 10/2015, cả nước có 75 cơ sở nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP trên tổng diện tích hơn 686ha.

UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 1), tọa lạc tại ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Ngồi trong căn chòi lá được dựng lên giữa đầm Thị Tường để trông giữ bãi sò rộng đến 15 ha mặt nước, anh Trần Văn Sal, 47 tuổi (ngụ ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nhớ lại cơ duyên đưa anh đến với nghề nuôi sò huyết cách đây 5 năm. Với vốn đầu tư sò giống cho 15 ha mặt nước trên đầm khoảng 800 triệu đồng, một mình không đủ khả năng, anh Sal rủ thêm 2 người bà con cùng làm.

Dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi cá Rô phi theo hướng công nghiệp tập trung năm 2015 do Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản làm chủ đầu tư với tổng diện tích là 16ha, thực hiện trên 4 tiểu vùng: tại huyện Tiên Yên2 tiểu vùng với 8ha;