Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Nguyễn Văn Phúc Trồng Vú Sữa Bơ Lợi Nhuận 80 Triệu Đồng/năm

Anh Nguyễn Văn Phúc Trồng Vú Sữa Bơ Lợi Nhuận 80 Triệu Đồng/năm
Ngày đăng: 18/02/2014

Nằm giữa sông Tiền lộng gió, cù lao xã Ngũ Hiệp được phù sa bồi đắp không chỉ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển, mà cả giống vú sữa bơ được anh Nguyễn Văn Phúc ở ấp Tân Sơn (Tiền Giang) mạnh dạn trồng trên đất cù lao cho thu nhập cao.

Trước đây, anh Phúc trồng 4 công sầu riêng giống khổ qua xanh, đầu ra không ổn định, anh đốn bỏ trồng sầu riêng hạt lép giống cơm vàng. Tuy nhiên, sầu riêng dễ mẫn cảm với thời tiết, sâu bệnh phát triển mạnh, nhất là bệnh xì mủ thân do không có thuốc đặc trị.

Qua nhiều năm xử lý cây ra hoa mùa nghịch, sầu riêng suy kiệt, từ thông tin trên báo đài, anh sang tỉnh Vĩnh Long mua 200 gốc vú sữa bơ, giá 70.000 đồng/gốc trồng xen 4 công sầu riêng. Khi cây được 1 năm tuổi, anh đốn sầu riêng, giúp cây thông thoáng, hạn chế sự cạnh tranh về dinh dưỡng.

Năm 2011, vú sữa cho trái chiến, anh để cây mang trái vừa phải. Hàng năm, anh xử lý cho cây ra hoa sớm bán trước Tết Nguyên đán, thương lái đến tại vườn mua bình quân 20.000 đồng/kg, đầu mùa 80.000 đồng/kg. Anh cho biết, so với nhiều loại vú sữa khác, vú sữa bơ dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí thấp, năng suất ổn định, vụ đầu tiên tuy năng suất không cao, nhưng nhờ vú sữa có giá, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận trên 30 triệu đồng, những năm tiếp theo khoảng 80 triệu đồng/năm.

Ngoài việc bán trái, anh còn chú trọng ương cây giống cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, dùng hạt ương cây giống khoảng 30 cm, cắt ngang thân cây ghép với nhánh đang mang trái, khoảng 40 ngày tuổi cắt nhánh ương trong mát 1 tuần cung cấp cho thị trường.

Thông qua việc ương cây giống đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh, bình quân mỗi nhánh giá 30.000 đồng, những kinh nghiệm tích luỹ được anh sẵn lòng giúp bà con trong khu vực mở rộng diện tích trồng vú sữa bơ. Điểm nổi bật của vú sữa bơ là trái chín vỏ có màu hồng bắt mắt người tiêu dùng, vị ngọt, ít mủ, vỏ mỏng, thị trường ưa chuộng.

Có thể nói anh Nguyễn Văn Phúc là một trong những nông dân đầu tiên ở xã Ngũ Hiệp mạnh dạn đưa giống vú sữa bơ vào canh tác trên đất cù lao thay thế cho cây sầu riêng. Do đặc tính sinh học dễ trồng, thích nghi thổ nhưỡng địa phương nên cây vú sữa bơ nhanh chóng bén rễ trên vùng đất đầy tiềm năng, hứa hẹn mùa bội thu.

Cùng với giống vú sữa Lò Rèn, hiện nay giống vú sữa bơ được nông dân trong và ngoài huyện chọn làm cây trồng chủ lực mở rộng diện tích vườn chuyên canh, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Tiến Vua - Chuyện Hoang Đường Có Thật Nuôi Cá Tiến Vua - Chuyện Hoang Đường Có Thật

Theo sử sách cổ ghi lại: Vào thời Hùng Vương thứ ba, niên hiệu là Hùng Quốc Vương, có một ngư dân làm nghề chài lưới ở khu vực ngã ba sông Việt Trì, nơi tụ hội của ba con sông lớn chảy từ vùng núi phía Bắc, đó là sông Thao, sông Lô và sông Đà. Bắt đầu từ đây người ta gọi là sông Cái hay sông Hồng.

14/07/2012
Lỗ 1 Triệu Đồng Mỗi Con Lợn Vì Chất Cấm Lỗ 1 Triệu Đồng Mỗi Con Lợn Vì Chất Cấm

Tại hội nghị “Nói không với chất tạo nạc beta – agonist trong thức ăn chăn nuôi” do Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam tổ chức sáng 14.4 tại TP. HCM, ông Nguyễn Chí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết, giá thành mỗi kg thịt lợn hiện ở mức 48.000 đồng.

14/04/2012
Thê Thảm Giá Nhím Thê Thảm Giá Nhím

Hàng trăm hộ nuôi nhím thịt, nhím sinh sản trên địa bàn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đang lao đao, chán nản vì nhím nuôi trên thị trường rớt giá thê thảm

19/04/2012
Trại Chim Trĩ Đỏ Ở Xứ Nghệ Trại Chim Trĩ Đỏ Ở Xứ Nghệ

Từ hai bàn tay trắng, gia đình chị Trần Thị Dương (xã Nghĩa Dũng, Tân Kỳ, Nghệ An) đã có cú đột phá "ngoạn mục" nhờ nuôi gà và chim trĩ sinh sản.

11/05/2012
Làng Cá Bè Điêu Đứng Làng Cá Bè Điêu Đứng

Hàng trăm hộ nuôi cá điêu hồng trên sông Tiền đang điêu đứng vì giá cá giảm mạnh, không tiêu thụ được. Khó khăn còn chồng chất khi đại lý không cho nợ tiền thức ăn nuôi cá nữa.

20/04/2012