Anh Nguyễn Văn Khởi Hành Công Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Ở Cà Mau

Những năm qua, anh Nguyễn Văn Khởi, ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau), là một trong những người thực hiện thành công và có hiệu quả cao mô hình cấy lúa trên đất nuôi tôm.
Trên thực tế, anh Khởi đã làm lúa từ 10 năm chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cũng có năm bị thất bại, riêng 2 năm nay, mô hình gieo cấy hoặc sạ lúa trên đất nuôi tôm phát huy hiệu quả.
Với 1,5 công lúa trên đất nuôi tôm, từ năm 2009 đến nay, trong khi phần lớn bà con nông dân kể cả vùng khép kín ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ thất bại vụ gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm, nhưng anh Khởi vẫn thu hoạch đều đều từ 150 - 200 giạ lúa mỗi năm.
Đối với người nông dân, gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm có hiệu quả hay không, yếu tố quyết định đầu tiên là cấy hay sạ lúa như thế nào để cây lúa có thể sống và phát triển. Ngoài việc giữ ổn định mực nước, độ mặn, người nông dân còn phải canh theo lịch thời vụ cho phù hợp và không nên ồ ạt gieo cấy và thả tôm nuôi cùng một lúc.
Anh Khởi chia sẻ kinh nghiệm: Đầu mùa mưa nên xả nước phèn, phơi mặt đất nứt chân chim, giữ lại nước ngọt đến khoảng cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 dương lịch rồi sạ hoặc cấy.
Nếu gieo mạ cấy được vụ lúa trên đất nuôi tôm, vụ tôm nuôi quảng canh cải tiến sẽ ổn định và bao giờ cũng cho năng suất cao hơn so với không làm được lúa.
Ông Nguyễn Thanh Mộng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mỹ, nhận định: Mô hình của anh Khởi nhiều năm qua mang lại hiệu quả rất cao, mùa mưa anh sạ lúa, nuôi tôm quảng canh cải tiến xen canh với nuôi cua; đặc biệt là anh còn nuôi cá và trồng hoa màu.
Nhiều bà con trong ấp làm theo mô hình này rất có hiệu quả. Hội Nông dân xã đã chọn mô hình của anh để hướng dẫn, nhân rộng cho hội viên và nông dân học tập, làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù diện tích trồng sắn của tỉnh Đăk Lăk đã lên tới 28.000-32.000 ha/năm, với 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn nhưng mới đây, UBND tỉnh này vẫn đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép xây dựng thêm 4 nhà máy nữa. Đây là động thái có thể làm gia tăng tình trạng mất rừng, tàn phá môi trường và nhiều hệ lụy khác.

Có thời điểm, diện tích mận ở Bắc Hà lên tới trên 2.000 ha và là nguồn thu nhập chính, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhiều diện tích mận bị thoái hóa, sản phẩm mận bị rớt giá khiến người nông dân không còn mặn mà phát triển cây mận.

Ông Phạm Quang Ân, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: Tháng 1.2015, mô hình “Nuôi hàu thương phẩm” sẽ được triển khai nuôi tại khu sinh thái Cồn Chim - đầm Thị Nại. Hai đối tượng nuôi được chọn nuôi tại mô hình lần này là hàu muỗng và hàu Thái Bình Dương.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chín tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 2,8 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so cùng kỳ năm 2013, trong đó có một triệu tấn thu được từ khai thác và 1,8 triệu tấn do nuôi trồng, tổng giá trị 34.500 tỷ đồng.

Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Sở NN-PTNT), vụ cá Nam năm nay (từ tháng 4 đến tháng 9) tuy không phải là vụ khai thác chính trong năm nhưng được sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trong tỉnh Bình Định đã khai thác hải sản đạt sản lượng khá cao.