Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Nguyễn Văn Khởi Hành Công Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Ở Cà Mau

Anh Nguyễn Văn Khởi Hành Công Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Ở Cà Mau
Ngày đăng: 02/04/2013

Những năm qua, anh Nguyễn Văn Khởi, ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau), là một trong những người thực hiện thành công và có hiệu quả cao mô hình cấy lúa trên đất nuôi tôm.

Trên thực tế, anh Khởi đã làm lúa từ 10 năm chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cũng có năm bị thất bại, riêng 2 năm nay, mô hình gieo cấy hoặc sạ lúa trên đất nuôi tôm phát huy hiệu quả.

Với 1,5 công lúa trên đất nuôi tôm, từ năm 2009 đến nay, trong khi phần lớn bà con nông dân kể cả vùng khép kín ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ thất bại vụ gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm, nhưng anh Khởi vẫn thu hoạch đều đều từ 150 - 200 giạ lúa mỗi năm.

Đối với người nông dân, gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm có hiệu quả hay không, yếu tố quyết định đầu tiên là cấy hay sạ lúa như thế nào để cây lúa có thể sống và phát triển. Ngoài việc giữ ổn định mực nước, độ mặn, người nông dân còn phải canh theo lịch thời vụ cho phù hợp và không nên ồ ạt gieo cấy và thả tôm nuôi cùng một lúc.

Anh Khởi chia sẻ kinh nghiệm: Đầu mùa mưa nên xả nước phèn, phơi mặt đất nứt chân chim, giữ lại nước ngọt đến khoảng cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 dương lịch rồi sạ hoặc cấy.

Nếu gieo mạ cấy được vụ lúa trên đất nuôi tôm, vụ tôm nuôi quảng canh cải tiến sẽ ổn định và bao giờ cũng cho năng suất cao hơn so với không làm được lúa.

Ông Nguyễn Thanh Mộng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mỹ, nhận định: Mô hình của anh Khởi nhiều năm qua mang lại hiệu quả rất cao, mùa mưa anh sạ lúa, nuôi tôm quảng canh cải tiến xen canh với nuôi cua; đặc biệt là anh còn nuôi cá và trồng hoa màu.

Nhiều bà con trong ấp làm theo mô hình này rất có hiệu quả. Hội Nông dân xã đã chọn mô hình của anh để hướng dẫn, nhân rộng cho hội viên và nông dân học tập, làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Tiết Kiệm Được 177,7 Tỉ Đồng Từ Giảm Thất Thoát Sau Thu Hoạch Lúa Tiết Kiệm Được 177,7 Tỉ Đồng Từ Giảm Thất Thoát Sau Thu Hoạch Lúa

Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013

18/12/2013
Sản Xuất Khảo Nghiệm Các Giống Lúa Chịu Mặn Sản Xuất Khảo Nghiệm Các Giống Lúa Chịu Mặn

Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.

07/01/2014
Củ Mì Rớt Giá, Thương Lái Và Người Trồng Đều Lao Đao Củ Mì Rớt Giá, Thương Lái Và Người Trồng Đều Lao Đao

Sau khi giá củ mì tươi tăng cao đến 2.600 đồng/kg ở thời điểm mới bước vào vụ thu hoạch, hiện giá mì tươi bán tại rẫy tụt dốc nhanh chóng khiến cho cả thương lái và nông dân hết sức lao đao.

18/12/2013
Giá Lúa Ở Mức Cao Lúc Nông Dân Hết Lúa Giá Lúa Ở Mức Cao Lúc Nông Dân Hết Lúa

Khoảng 1 tháng qua, giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL ở mức cao, nhưng thời điểm giá này, nông dân không còn lúa để bán và đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014. Nông dân không đủ điều kiện tạm trữ để chờ giá nên luôn chịu thiệt thòi, hầu hết nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng ngay khi thu hoạch.

07/01/2014
Lợn Tăng Giá Và Tính Bền Vững Của Chăn Nuôi Trang Trại Lợn Tăng Giá Và Tính Bền Vững Của Chăn Nuôi Trang Trại

Mặc dù một thời gian dài vào giữa năm 2013, thịt lợn hơi giảm giá mạnh làm cho người chăn nuôi không lãi nhiều nhưng vẫn cầm chừng đàn và với sự tính toán, nắm bắt nhu cầu thị trường, từ tháng 9/2013, nông dân tăng đàn để đảm bảo lượng thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong Tết Nguyên đán. Đúng vào thời điểm này, giá thịt lợn tăng trở lại tạo điều kiện để người chăn nuôi nâng cao thu nhập.

18/12/2013