Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Nguyễn Văn Khởi Hành Công Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Ở Cà Mau

Anh Nguyễn Văn Khởi Hành Công Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Ở Cà Mau
Ngày đăng: 02/04/2013

Những năm qua, anh Nguyễn Văn Khởi, ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau), là một trong những người thực hiện thành công và có hiệu quả cao mô hình cấy lúa trên đất nuôi tôm.

Trên thực tế, anh Khởi đã làm lúa từ 10 năm chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cũng có năm bị thất bại, riêng 2 năm nay, mô hình gieo cấy hoặc sạ lúa trên đất nuôi tôm phát huy hiệu quả.

Với 1,5 công lúa trên đất nuôi tôm, từ năm 2009 đến nay, trong khi phần lớn bà con nông dân kể cả vùng khép kín ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ thất bại vụ gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm, nhưng anh Khởi vẫn thu hoạch đều đều từ 150 - 200 giạ lúa mỗi năm.

Đối với người nông dân, gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm có hiệu quả hay không, yếu tố quyết định đầu tiên là cấy hay sạ lúa như thế nào để cây lúa có thể sống và phát triển. Ngoài việc giữ ổn định mực nước, độ mặn, người nông dân còn phải canh theo lịch thời vụ cho phù hợp và không nên ồ ạt gieo cấy và thả tôm nuôi cùng một lúc.

Anh Khởi chia sẻ kinh nghiệm: Đầu mùa mưa nên xả nước phèn, phơi mặt đất nứt chân chim, giữ lại nước ngọt đến khoảng cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 dương lịch rồi sạ hoặc cấy.

Nếu gieo mạ cấy được vụ lúa trên đất nuôi tôm, vụ tôm nuôi quảng canh cải tiến sẽ ổn định và bao giờ cũng cho năng suất cao hơn so với không làm được lúa.

Ông Nguyễn Thanh Mộng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mỹ, nhận định: Mô hình của anh Khởi nhiều năm qua mang lại hiệu quả rất cao, mùa mưa anh sạ lúa, nuôi tôm quảng canh cải tiến xen canh với nuôi cua; đặc biệt là anh còn nuôi cá và trồng hoa màu.

Nhiều bà con trong ấp làm theo mô hình này rất có hiệu quả. Hội Nông dân xã đã chọn mô hình của anh để hướng dẫn, nhân rộng cho hội viên và nông dân học tập, làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp nâng cao chất lượng giống thủy sản Giải pháp nâng cao chất lượng giống thủy sản

Vĩnh Phúc được biết đến là địa phương có tiềm năng phát triển thủy sản với diện tích nuôi trồng trên 7.000 ha. Hiện, toàn tỉnh có 13 cơ sở sản xuất giống với hàng trăm ha chuyên ươm nuôi cá giống, hàng năm, sản xuất được 2.400 triệu cá giống các loại, trong đó, cá bột từ 1 - 1,2 tỷ con, cá hương 700 triệu con, cá giống 500 triệu con, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản của tỉnh và xuất bán ra ngoài tỉnh.

14/08/2015
Cá tra sang thị trường Trung Quốc tiềm năng và rủi ro Cá tra sang thị trường Trung Quốc tiềm năng và rủi ro

Tính đến hết tháng 6/2015, tổng giá trị XK cá tra sang Trung Quốc đạt 70,15 triệu USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là bước tăng trưởng đột biến trong thời gian này. Theo thống kê của ITC, quý I/2015, NK thủy sản (HS 03) của Trung Quốc tăng hơn 10% so với QI/2014 và giảm 14% so với QIV/2014. NK nhóm cá đông lạnh, nguyên con (0303) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu NK thủy sản của nước này, chiếm 27,5%.

14/08/2015
Giải quyết khó khăn cho sản xuất và xuất khẩu tôm nước lợ Giải quyết khó khăn cho sản xuất và xuất khẩu tôm nước lợ

Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, tình hình xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu thấp cộng với dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất tôm nước lợ, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình đó, Bộ trưởng NN và PTNT đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị giải quyết khó khăn đối với ngành hàng này.

14/08/2015
Hiệu quả từ nuôi gà bằng đệm lót sinh học Hiệu quả từ nuôi gà bằng đệm lót sinh học

Gia đình chị Võ Thị Lành, xã Quảng Phú (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) thu trên 400 triệu tiền lãi mỗi năm từ mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học.

14/08/2015
Bỏ nhiều loại phí gia cầm Bỏ nhiều loại phí gia cầm

Trong bối cảnh người chăn nuôi gia cầm đang kêu trời vì phí chồng phí, quyết định bãi bỏ 14 khoản thu liên quan đến cấp giấy phép có thu lệ phí và 21 chỉ tiêu thu phí thú y có hiệu lực từ 8-8 như một liều thuốc “bắt” đúng bệnh và kịp thời.

14/08/2015