Anh Nguyễn Văn Đực Ương Cá Giống Lợi Nhuận Khá

Vài năm trở lại đây nghề ương, ép cá giống ở phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực ở khu phố Mỹ An.
Năm 2001, thông qua tập huấn khuyến nông - khuyến ngư, học hỏi kinh nghiệm các lão nông ở địa phương, từ 4.000 m2 đất sản xuất lúa hiệu quả thấp, anh mạnh dạn đào 2 ao, mỗi ao rộng 2.000 m2, nuôi cá trê vàng lai. Qua 4 tháng nuôi sản lượng đạt 2 tấn, bán giá 35.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi trên 35 triệu đồng. Bình quân mỗi năm thả 3 vụ, thu lợi nhuận 110 triệu đồng/năm.
Từ thành công này, anh duy trì nuôi cá thương phẩm phục vụ thị trường, tùy theo mùa vụ chủ động nuôi các loại cá thương phẩm đáp ứng người tiêu dùng.
Do nghề nuôi cá cho lợi nhuận khá cao nên năm 2005, anh tiếp tục thuê 5.000 m2 đất đào 5 ao nuôi cá điêu hồng đẻ, mỗi ao rộng 1.000 m2, bình quân mỗi ao thả từ 400 - 500 cá bố mẹ, trong đó cá trống chiếm 10% tổng đàn, mỗi tháng vệ sinh ao 1 lần, giúp cá đẻ sai cho sản lượng 150.000 vạn cá bột/tháng, thương lái đến tại ao mua giá 180.000 đồng/vạn, trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y thủy sản, công chăm sóc, nhiên liệu bơm tát thu lãi 100 triệu đồng/năm.
Năm 2011 đến nay đầu ra cá điêu hồng không ổn định anh chuyển sang nuôi cá chép Nhật, 3 tháng bán 1 lần, trừ chi phí, lợi nhuận gần 200 triệu đồng/năm.
Trong quá trình nuôi, anh áp dụng đúng các qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi thiết kế ao phù hợp, mật độ thả hợp lý, nguồn nước sạch, không nhiễm khuẩn, nhiễm phèn và thuốc bảo vệ thực vật; chọn con giống khoẻ, khẩu phần ăn hợp lý, không dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước, chú trọng cho cá ăn vitamine C, men tiêu hóa hạn chế dịch bệnh trong mùa nước nổi hay thời tiết thay đổi, thường xuyên kiểm tra môi trường nước như: độ pH, nhiệt độ, khí độc... để có biện pháp xử lý kịp thời.
Những kinh nghiệm tích lũy được anh tận tình hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con trong khu vực cùng phát triển nghề ương, ép cá giống, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tích cực đóng góp kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu ở địa phương. Nhiều năm liền anh được công nhận "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" các cấp.
Có thể bạn quan tâm

Phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời luôn xác định mục tiêu vụ xuân là tiền đề, tạo động lực cho các vụ tiếp theo, UBND xã đã chỉ đạo các thành viên ban chỉ đạo sản xuất; HTX dịch vụ nông nghiệp và các trưởng khu dân cư khuyến cáo, tuyên truyền bà con thực hiện đúng khung lịch thời vụ của tỉnh, huyện giao.

Giai đoạn từ những năm 1990 về trước trên đồi Phú Thọ bát ngát đâu đâu cũng là sắn, sắn là nguồn lương thực chủ yếu không chỉ cho người mà còn chăn nuôi, có năm diện tích lên tới đến 55-60 ngàn ha, sản lượng lên tới hàng chục vạn tấn củ tươi.

Trước tình hình đó, để đảm bảo vụ xuân đạt kết quả cao, huyện Thanh Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo sản xuất, phân công cán bộ bám sát, chỉ đạo đến từng xã để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc đề xuất những giải pháp giải quyết, huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn, phòng chuyên môn hướng dẫn bà con nông dân khẩn trương làm dầm với diện tích đất trũng và cày ải đối với diện tích không trồng cây vụ đông.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết vụ Chiêm xuân năm 2014 - 2015, đặc biệt theo dự báo là vụ đông xuân ấm, nếu không chỉ đạo quyết liệt về thời vụ để xảy ra tình trạng gieo cấy các giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn trước khung lịch thời vụ dẫn đến lúa trỗ sớm, gặp rét muộn sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Trong ngôi nhà mới xây, anh Thắng không giấu nổi niềm vui xen lẫn niềm tự hào bộc bạch: “Thực tế cuộc sống quá khó khăn nên vợ chồng mình bàn nhau nhận thầu toàn bộ đập Đồng Màu gần 30ha để nuôi thả cá kiếm thêm thu nhập. Ban đầu đồng nước hoang vu toàn lau sậy, nhiều người cũng nói vào nói ra nhưng được chính quyền địa phương, khu dân cư ủng hộ mình quyết tâm làm đến cùng”.