Anh Nguyễn Văn Đực Ương Cá Giống Lợi Nhuận Khá

Vài năm trở lại đây nghề ương, ép cá giống ở phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực ở khu phố Mỹ An.
Năm 2001, thông qua tập huấn khuyến nông - khuyến ngư, học hỏi kinh nghiệm các lão nông ở địa phương, từ 4.000 m2 đất sản xuất lúa hiệu quả thấp, anh mạnh dạn đào 2 ao, mỗi ao rộng 2.000 m2, nuôi cá trê vàng lai. Qua 4 tháng nuôi sản lượng đạt 2 tấn, bán giá 35.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi trên 35 triệu đồng. Bình quân mỗi năm thả 3 vụ, thu lợi nhuận 110 triệu đồng/năm.
Từ thành công này, anh duy trì nuôi cá thương phẩm phục vụ thị trường, tùy theo mùa vụ chủ động nuôi các loại cá thương phẩm đáp ứng người tiêu dùng.
Do nghề nuôi cá cho lợi nhuận khá cao nên năm 2005, anh tiếp tục thuê 5.000 m2 đất đào 5 ao nuôi cá điêu hồng đẻ, mỗi ao rộng 1.000 m2, bình quân mỗi ao thả từ 400 - 500 cá bố mẹ, trong đó cá trống chiếm 10% tổng đàn, mỗi tháng vệ sinh ao 1 lần, giúp cá đẻ sai cho sản lượng 150.000 vạn cá bột/tháng, thương lái đến tại ao mua giá 180.000 đồng/vạn, trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y thủy sản, công chăm sóc, nhiên liệu bơm tát thu lãi 100 triệu đồng/năm.
Năm 2011 đến nay đầu ra cá điêu hồng không ổn định anh chuyển sang nuôi cá chép Nhật, 3 tháng bán 1 lần, trừ chi phí, lợi nhuận gần 200 triệu đồng/năm.
Trong quá trình nuôi, anh áp dụng đúng các qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi thiết kế ao phù hợp, mật độ thả hợp lý, nguồn nước sạch, không nhiễm khuẩn, nhiễm phèn và thuốc bảo vệ thực vật; chọn con giống khoẻ, khẩu phần ăn hợp lý, không dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước, chú trọng cho cá ăn vitamine C, men tiêu hóa hạn chế dịch bệnh trong mùa nước nổi hay thời tiết thay đổi, thường xuyên kiểm tra môi trường nước như: độ pH, nhiệt độ, khí độc... để có biện pháp xử lý kịp thời.
Những kinh nghiệm tích lũy được anh tận tình hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con trong khu vực cùng phát triển nghề ương, ép cá giống, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tích cực đóng góp kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu ở địa phương. Nhiều năm liền anh được công nhận "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" các cấp.
Có thể bạn quan tâm

Từ dịp Tết năm 2009 đến nay, người tiêu dùng đã biết đến những cặp bưởi hồ lô in dòng chữ “Tài - Lộc”. Ông Thành cho biết năm nay trái bưởi hồ lô sẽ “biến hóa” thêm 2 hình ảnh mới là thỏi vàng cộng với đồng tiền và chữ “Phúc Lộc Thọ”. Khi được hỏi ai là người nghĩ ra “chiêu” mới này, ông Thành cho biết vì lợi ích của tất cả 26 thành viên trong CLB nên sau nhiều đêm suy nghĩ, ông cùng các thành viên trong CLB đã táo bạo sáng chế thêm 2 cái khuôn có in những chữ trên như muốn chuyển tải đến người tiêu dùng sự may mắn, tiền tài, trường thọ trong dịp năm mới. “Nếu cứ an phận ngồi trên sự thành công cũ thì chắc chắn có ngày sản phẩm của mình sẽ bị bão hòa trên thị trường” - ông Thành chia sẻ.

Trong điều kiện nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn kéo dài do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi thủy sản trong tỉnh đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tránh rủi ro và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Ngày 25.10, ông Lê Văn Phi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (KL) huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định xử phạt 19,5 triệu đồng đối với 3 hộ (Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Xuân Mỹ và Trần Xuân Thủy) về hành vi nuôi nhốt và tàng trữ trái phép động vật hoang dã.

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh kiểm tra sức khỏe tôm nuôi sau đợt lũ vừa qua. Ngoài việc hướng dẫn người dân sử dụng con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thì việc tổ chức thả giống tập trung tại các vùng nuôi, thực hiện cùng vào, cùng ra để tạo khối lượng hàng hóa lớn gắn với thị trường và thuận lợi cho công tác phòng chống dịch. Người chăn nuôi cần thường xuyên thực hiện khử trùng ao nuôi, hệ thống kênh cấp thoát nước. Các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung phát triển thêm các trang trại sản xuất con giống, ương dưỡng giống tôm để nuôi theo hình thức khép kín, đồng thời đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi và xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định.

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.