Anh Nguyễn Thành Tân giàu lên nhờ nuôi cá tai tượng

Với 2.000 m2 đất do cha mẹ để lại, nhờ tích lũy nguồn thu nhập hàng năm từ con cá tai tượng, hiện tại anh đã mở rộng diện tích nuôi lên 8.000 m2 (bao gồm đất mua thêm và một phần đất thuê), trong đó anh sử dụng một nửa diện tích để đào ao dưỡng cá giống và nuôi cá thịt, phần còn lại anh trồng rau để bổ sung thức ăn cho đàn cá thịt.
Đàn cá thịt, cá giống tai tượng của anh hiện có trên 30.000 con các loại, trong đó mỗi tháng anh xuất bán 2.000 con cá giống với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/con. Để bảo đảm có đủ nguồn cá giống cung cấp liên tục cho thương lái, một số trại cá giống và hộ nuôi ở trong, ngoài huyện, anh mua cá lòng 8 (kích thước 8mm) về ương từ 2 - 2,5 tháng, cá đạt kích thước từ 8 - 10cm (chiều dài từ đầu đến cậy đuôi) thì anh xuất bán để quay vòng vốn và lấy ngắn nuôi dài (đầu tư nuôi đàn cá thịt).
Cá giống ngoài dưỡng để bán, anh còn giữ lại một số để nuôi thịt. Sau 12 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 1 kg trở lên, thương lái ở TP. Hồ Chí Minh đến thu tại ao với giá từ 43.000 - 45.000 đồng/kg. Mỗi năm anh xuất bán 5.000 con cá thịt (khoảng 5 tấn). Qua tính toán, anh cho biết, nếu suôn sẻ, sau khi trừ tất cả chi phí, 1 lứa nuôi anh thu lãi đạt 50% doanh thu (bao gồm cá giống và cá thịt).
Theo anh Tân, tai tượng là loài cá dễ nuôi, tạp ăn, có thể cho cá ăn rau xanh kết hợp với thức ăn viên công nghiệp để rút ngắn thời gian thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Tuy còn khá mới mẻ, song mô hình nuôi cá bống mú trong ao đã được người dân xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình) phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu) thực hiện và đạt hiệu quả cao.

“Đà Lạt thứ hai ở Tây Nguyên” là cách nói ví von của dân du lịch khi đến nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tại khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), bởi nơi đây có đặc điểm địa lý, khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng... gần như ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Nông dân xã Mỹ Đức (Châu Phú - An Giang) phát triển mô hình trồng cỏ nuôi bò mang lại lợi nhuận khá cao. Bà Huỳnh Thị Phụng khoe: “Tôi trồng được 4 công cỏ voi. Từ nguồn cỏ này, hằng ngày gia đình nuôi vỗ béo 5 con bò thịt. Vừa rồi, bán cặp bò thịt với giá 40 triệu đồng, lời gần 20 triệu đồng”.

Cá lóc (cá chuối/cá quả) và cá rô đầu vuông là hai loài cá tự nhiên, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích. Do môi trường sống ngày càng thu hẹp và bị khai thác quá mức khiến cho hai loài này ở ngoài tự nhiên càng trở nên khan hiếm, nhiều nơi có nguy cơ cạn kiệt.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, kết quả kiểm tra môi trường nước và bệnh trên tôm nuôi gần đây cho thấy, vi khuẩn Vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước sông và mẫu nước ao nuôi, khi hàm lượng oxy trong ao thấp, tôm sẽ ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao, tích tụ khí độc…