Anh Nguyễn Thành Tân giàu lên nhờ nuôi cá tai tượng

Với 2.000 m2 đất do cha mẹ để lại, nhờ tích lũy nguồn thu nhập hàng năm từ con cá tai tượng, hiện tại anh đã mở rộng diện tích nuôi lên 8.000 m2 (bao gồm đất mua thêm và một phần đất thuê), trong đó anh sử dụng một nửa diện tích để đào ao dưỡng cá giống và nuôi cá thịt, phần còn lại anh trồng rau để bổ sung thức ăn cho đàn cá thịt.
Đàn cá thịt, cá giống tai tượng của anh hiện có trên 30.000 con các loại, trong đó mỗi tháng anh xuất bán 2.000 con cá giống với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/con. Để bảo đảm có đủ nguồn cá giống cung cấp liên tục cho thương lái, một số trại cá giống và hộ nuôi ở trong, ngoài huyện, anh mua cá lòng 8 (kích thước 8mm) về ương từ 2 - 2,5 tháng, cá đạt kích thước từ 8 - 10cm (chiều dài từ đầu đến cậy đuôi) thì anh xuất bán để quay vòng vốn và lấy ngắn nuôi dài (đầu tư nuôi đàn cá thịt).
Cá giống ngoài dưỡng để bán, anh còn giữ lại một số để nuôi thịt. Sau 12 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 1 kg trở lên, thương lái ở TP. Hồ Chí Minh đến thu tại ao với giá từ 43.000 - 45.000 đồng/kg. Mỗi năm anh xuất bán 5.000 con cá thịt (khoảng 5 tấn). Qua tính toán, anh cho biết, nếu suôn sẻ, sau khi trừ tất cả chi phí, 1 lứa nuôi anh thu lãi đạt 50% doanh thu (bao gồm cá giống và cá thịt).
Theo anh Tân, tai tượng là loài cá dễ nuôi, tạp ăn, có thể cho cá ăn rau xanh kết hợp với thức ăn viên công nghiệp để rút ngắn thời gian thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 10 năm trở lại đây, nhờ điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, cây mãng cầu xiêm đã "bén duyên" và ngày càng phát triển mạnh ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang). Chính loại cây này góp phần lớn mang lại ấm no trên vùng đất cù lao đầy phèn - mặn này.

Hơn một tháng trở lại đây, giá heo hơi bán ra tại các gia trại trong tỉnh Đắk Lắk tăng cao. Điều này khiến nhiều hộ chăn nuôi rất phấn khởi vì nuôi heo đã có lãi. Trên đà đó, nhiều hộ đã mạnh dạn tái đàn, mở rộng quy mô chuồng trại…

Có địa hình trải dọc theo sông Chu, nhiều diện tích đất bãi phù hợp với cây ngô, trước đây bà con thường tận dụng để chăn nuôi trâu, bò theo kiểu truyền thống, phục vụ cày kéo.

Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều loài trái cây có thể xếp vào hàng đặc sản như: nhãn xuồng, mãng cầu ta, quýt đường, bưởi da xanh, thanh long… nhưng do thiếu vùng chuyên canh, chưa có hệ thống tiêu thụ hoàn chỉnh và quảng bá thương hiệu kém nên sức cạnh tranh trên thị trường rất yếu ớt.

Năm 2013, về cơ bản đã kiểm soát được dịch cúm gia cầm; vaccine cúm gia cầm hỗ trợ của Nhà nước chỉ sử dụng khoảng 2 triệu liều, còn tồn 38 triệu liều và đang làm thủ tục chuyển sang năm 2014.