Anh Nguyễn Thành Tân giàu lên nhờ nuôi cá tai tượng

Với 2.000 m2 đất do cha mẹ để lại, nhờ tích lũy nguồn thu nhập hàng năm từ con cá tai tượng, hiện tại anh đã mở rộng diện tích nuôi lên 8.000 m2 (bao gồm đất mua thêm và một phần đất thuê), trong đó anh sử dụng một nửa diện tích để đào ao dưỡng cá giống và nuôi cá thịt, phần còn lại anh trồng rau để bổ sung thức ăn cho đàn cá thịt.
Đàn cá thịt, cá giống tai tượng của anh hiện có trên 30.000 con các loại, trong đó mỗi tháng anh xuất bán 2.000 con cá giống với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/con. Để bảo đảm có đủ nguồn cá giống cung cấp liên tục cho thương lái, một số trại cá giống và hộ nuôi ở trong, ngoài huyện, anh mua cá lòng 8 (kích thước 8mm) về ương từ 2 - 2,5 tháng, cá đạt kích thước từ 8 - 10cm (chiều dài từ đầu đến cậy đuôi) thì anh xuất bán để quay vòng vốn và lấy ngắn nuôi dài (đầu tư nuôi đàn cá thịt).
Cá giống ngoài dưỡng để bán, anh còn giữ lại một số để nuôi thịt. Sau 12 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 1 kg trở lên, thương lái ở TP. Hồ Chí Minh đến thu tại ao với giá từ 43.000 - 45.000 đồng/kg. Mỗi năm anh xuất bán 5.000 con cá thịt (khoảng 5 tấn). Qua tính toán, anh cho biết, nếu suôn sẻ, sau khi trừ tất cả chi phí, 1 lứa nuôi anh thu lãi đạt 50% doanh thu (bao gồm cá giống và cá thịt).
Theo anh Tân, tai tượng là loài cá dễ nuôi, tạp ăn, có thể cho cá ăn rau xanh kết hợp với thức ăn viên công nghiệp để rút ngắn thời gian thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Mật ong hoa nhãn là đặc sản của Hưng Yên, được thị trường ưa chuộng, giá cao hơn so với các loại mật khác từ 30 – 50 nghìn đồng/kg. Việc xây dựng thương hiệu cho mật ong hoa nhãn Hưng Yên sẽ giúp loại đặc sản này khẳng định uy tín, chất lượng, thêm cơ hội vươn ra thị trường rộng lớn.

Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak) lựa chọn không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động và phát huy thế mạnh của địa phương góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới.

Do sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách, nước ao hồ tại nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong tỉnh Bắc Giang đang bị ô nhiễm nặng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh ở cá liên tiếp xảy ra, nhất là vào mùa nắng nóng gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Hà Xuân Tùng, 64 tuổi, ở xã Hòa Tân Đông (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) mỗi năm thu lợi trên 140 triệu đồng nhờ nuôi trùn quế, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Theo các kết quả nghiên cứu, các bệnh thường gặp trên tôm như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đầu vàng... thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn chuyển mùa và thời gian tới là giai đoạn thuận lợi nhất để các mầm bệnh trên tôm nuôi phát triển