Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Mạch Khéo Nuôi Trồng

Anh Mạch Khéo Nuôi Trồng
Ngày đăng: 18/03/2014

Từ nuôi lợn, trồng chè, anh Nguyễn Văn Mạch (thôn Đoàn Kết, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) năm nào cũng thu về 70-80 triệu đồng.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Mạch vừa lúc anh xuất bán hơn 10 con lợn trong đàn. Không giấu được niềm vui, anh tâm sự: “Gia đình tôi là một trong những hộ nằm trong dự án di dân tái định cư Thủy điện Tuyên Quang về thôn Đoàn Kết sinh sống từ những năm 2007. Ban đầu về đây, tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chỉ sau mấy năm, cuộc sống của gia đình tôi đã ổn định với đàn lợn”.

Được Hội nông dân (ND) xã hỗ trợ con giống, vốn, anh Mạch dành hơn 1.000m2 đất ở của gia đình để chăn nuôi lợn. Để chăn nuôi đạt hiệu quả, anh dành nhiều thời gian học hỏi kinh nghiệm từ bà con trong và ngoài xã. Có chút kỹ thuật cộng với việc chăm sóc tốt nên đàn lợn của anh lớn nhanh và cho năng suất cao. Thấy chăn nuôi thuận lợi, anh đầu tư phát triển đàn lợn có lúc lên đến 20-30 con.

“Nuôi lợn, quan trọng nhất là khâu tiêm phòng và cho ăn đúng thời điểm” - anh Mạch chia sẻ. Nhờ tuân thủ quy trình chăm sóc, phòng bệnh, mỗi năm anh xuất chuồng 3 lứa lợn, mỗi lứa 6 tấn. Trừ chi phí, mỗi năm anh bỏ túi 60 triệu đồng. Khâu đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi được anh rất chú ý. Anh xây hầm biogas tận dụng chất thải của đàn lợn để đun nấu và cung cấp điện thắp sáng. 

Cùng với nuôi lợn, vợ chồng anh Mạch còn trồng hơn 5 sào chè, mỗi năm cũng có thêm khoản thu nhập hơn 10 triệu đồng. Ấy vậy mà anh vẫn còn thời gian đi làm công nhân Nhà máy Chè Mỹ Lâm (xã Mỹ Lâm, Yên Sơn), mỗi tháng có khoản lương 6 triệu đồng. Thu nhập ổn định, anh có điều kiện nuôi 2 con ăn học. Anh Mạch tâm sự: “Vợ chồng tôi sẽ cho các con học đại học, chứ không như bố mẹ chúng”.

Bà con muốn chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn, trồng chè liên hệ với anh Mạch qua số điện thoại: 0987.519.893


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Tái Canh Cà Phê Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Tái Canh Cà Phê

Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thực hiện hiệu quả chương trình tái canh cà phê, trong đó đã phát huy tính chủ động của người nông dân trong việc xây dựng các mô hình điểm.

04/11/2014
Yên Bái Khai Thác Hiệu Quả Chè Shan Tuyết Vùng Cao Yên Bái Khai Thác Hiệu Quả Chè Shan Tuyết Vùng Cao

Không chỉ lớn về diện tích mà Yên Bái còn có trên 4.000ha chè Shan tuyết vùng cao rất quý hiếm không phải địa phương nào cũng có. Tuy nhiên, do trồng nhỏ lẻ, phân tán cùng với công nghệ chế biến chưa hiện đại nên diện tích chè đặc sản Shan tuyết vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, thế mạnh.

04/11/2014
Triển Vọng Mới Từ Máy Thu Hoạch Bắp Liên Hợp Triển Vọng Mới Từ Máy Thu Hoạch Bắp Liên Hợp

Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua, sáng kiến mới về chiếc máy thu hoạch bắp - lúa của Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn (Địa chỉ: xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) ra đời mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển trồng bắp lai theo hướng công nghiệp.

04/11/2014
Hiệu Quả Từ Trồng Tỏi, Hành Hiệu Quả Từ Trồng Tỏi, Hành

“Lúc mới về khu vực thôn Xuân Đông, tôi mua hơn 3ha đất đồi. Với ý định trồng tỏi, tôi thuê máy múc san ủi, cải tạo thành những diện tích vuông vắn; phía dưới tận dụng lớp đất bazan, phía trên phủ một lớp đất cát dày từ 2 - 3cm để tạo độ tơi xốp và giữ độ ẩm.

04/11/2014
Phụng Hiệp (Hậu Giang) Triển Vọng Mô Hình Bơm Nước Tập Trung Phụng Hiệp (Hậu Giang) Triển Vọng Mô Hình Bơm Nước Tập Trung

Để phát huy vai trò hệ thống đê bao vùng mía nguyên liệu đang được triển khai tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hiện Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang thực hiện thí điểm mô hình vuông bơm tập trung tại xã Hiệp Hưng. Tuy mới triển khai, nhưng mô hình đã được ngành chức năng và người dân địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả và hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc giảm áp lực mía chạy lũ, nâng cao thu nhập cho người dân.

04/11/2014