Anh Mạch Khéo Nuôi Trồng

Từ nuôi lợn, trồng chè, anh Nguyễn Văn Mạch (thôn Đoàn Kết, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) năm nào cũng thu về 70-80 triệu đồng.
Chúng tôi đến thăm gia đình anh Mạch vừa lúc anh xuất bán hơn 10 con lợn trong đàn. Không giấu được niềm vui, anh tâm sự: “Gia đình tôi là một trong những hộ nằm trong dự án di dân tái định cư Thủy điện Tuyên Quang về thôn Đoàn Kết sinh sống từ những năm 2007. Ban đầu về đây, tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chỉ sau mấy năm, cuộc sống của gia đình tôi đã ổn định với đàn lợn”.
Được Hội nông dân (ND) xã hỗ trợ con giống, vốn, anh Mạch dành hơn 1.000m2 đất ở của gia đình để chăn nuôi lợn. Để chăn nuôi đạt hiệu quả, anh dành nhiều thời gian học hỏi kinh nghiệm từ bà con trong và ngoài xã. Có chút kỹ thuật cộng với việc chăm sóc tốt nên đàn lợn của anh lớn nhanh và cho năng suất cao. Thấy chăn nuôi thuận lợi, anh đầu tư phát triển đàn lợn có lúc lên đến 20-30 con.
“Nuôi lợn, quan trọng nhất là khâu tiêm phòng và cho ăn đúng thời điểm” - anh Mạch chia sẻ. Nhờ tuân thủ quy trình chăm sóc, phòng bệnh, mỗi năm anh xuất chuồng 3 lứa lợn, mỗi lứa 6 tấn. Trừ chi phí, mỗi năm anh bỏ túi 60 triệu đồng. Khâu đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi được anh rất chú ý. Anh xây hầm biogas tận dụng chất thải của đàn lợn để đun nấu và cung cấp điện thắp sáng.
Cùng với nuôi lợn, vợ chồng anh Mạch còn trồng hơn 5 sào chè, mỗi năm cũng có thêm khoản thu nhập hơn 10 triệu đồng. Ấy vậy mà anh vẫn còn thời gian đi làm công nhân Nhà máy Chè Mỹ Lâm (xã Mỹ Lâm, Yên Sơn), mỗi tháng có khoản lương 6 triệu đồng. Thu nhập ổn định, anh có điều kiện nuôi 2 con ăn học. Anh Mạch tâm sự: “Vợ chồng tôi sẽ cho các con học đại học, chứ không như bố mẹ chúng”.
Bà con muốn chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn, trồng chè liên hệ với anh Mạch qua số điện thoại: 0987.519.893
Có thể bạn quan tâm

Nông dân chưa vui vì trong chuỗi giá trị lúa gạo gia tăng, nông dân cực nhất mà lại hưởng lợi ít nhất, vì đảm nhiệm toàn bộ khâu sản xuất lúa, đến vận chuyển, làm sạch, làm khô và thường là cả dự trữ, là những khâu trong sản xuất kinh doanh lúa gạo thường gặp nhiều rủi ro nhất. Đã vậy, giá vật tư sản xuất lại tăng không ngừng, nhiều khi kém chất lượng, thậm chí là hàng dỏm.

Từ đầu năm 2014 đến nay, ước tính sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh đạt hơn 18.700 tấn, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng cá ngừ đại dương đạt 880 tấn, bằng 67,5% so với cùng kỳ.

Hiện nay, toàn tỉnh có 4.106ha đất trồng rau các loại, năng suất đạt 15 tấn/ha. Trong đó, chủ yếu tập trung tại huyện Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo.

Do đó, giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo là mục tiêu của Đảng bộ, chính quyền và mong ước của người dân nơi đây. Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo hướng nào, cơ cấu cây trồng ra sao đang là bài toán khó, nỗi trăn trở của địa phương.

Thoạt nghe, không ít người thấy lạ vì dường như đang “đi ngược” với định hướng, quy hoạch phát triển cà phê - cây “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế của Mường Ảng.