Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Lê Văn Nam với nghị lực làm giàu

Anh Lê Văn Nam với nghị lực làm giàu
Ngày đăng: 27/11/2015

Cuộc sống hiện đã ổn định nhưng mấy ai biết, trước đây gia đình anh Nam sống rất vất vả.

Cha mất sớm, mẹ anh một mình làm lụng cực nhọc nuôi con.

Trải qua tuổi thơ nhọc nhằn, anh luôn chăm ngoan và chịu khó giúp mẹ việc nhà.

Sau khi học xong phổ thông, anh không có điều kiện học cao hơn nên quyết tâm bám vườn, tích cực lao động sản xuất để phát triển kinh tế gia đình.

Những năm gần đây, giá mủ cao su xuống thấp, kinh tế gia đình gặp khó khăn.

Suy nghĩ phải tìm cho mình hướng đi mới tăng thu nhập và anh đã chọn nuôi gà trong vườn cao su.

Anh Nam làm giàu từ nuôi gà trong vườn cao su

Cái khó với anh là vốn làm ăn, kinh nghiệm sản xuất còn ít, gia đình thuộc diện khó khăn.

Anh mạnh dạn vay người thân hơn 100 triệu đồng cùng với số tiền gia đình dành dụm được.

Năm 2014, anh xây dựng chuồng trại nuôi gà trong vườn cao su với diện tích 1.000m2 và mua 500 con gà giống về nuôi.

Anh Nam chia sẻ: Lần đầu nuôi gà, do chưa hiểu biết về kỹ thuật dẫn đến số gà chết vì bị bệnh còn nhiều.

Sau đó, tôi tham quan, học tập cách nuôi ở một số gia đình trong và ngoài huyện, nghiên cứu kỹ thuật nuôi gà trên đài, báo, tài liệu kỹ thuật theo hướng sản xuất hàng hóa.

Vừa học vừa làm, tôi dần có kinh nghiệm và kiến thức nuôi, phòng trị bệnh.

Chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn gà của gia đình ngày càng phát triển.

Với 500 con gà giống sau 3 tháng nuôi, trừ chi phí giống, thức ăn, nhân công, tôi thu lãi hơn 20 triệu đồng/lứa.

Mỗi năm, tôi nuôi 4 - 5 lứa gà và cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng”.

Hiện anh Nam đang nuôi 1.000 con gà giống do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ kinh phí giống đầu tư từ Dự án Phát triển chăn nuôi gia cầm quy mô hộ theo hướng VietGAP.

Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cộng thêm ứng dụng khoa học - kỹ thuật nên tỷ lệ gà hao hụt rất ít (gà con bị chết 50/1.000 con).

Sau gần 3 tháng nuôi, mỗi con gà có trọng lượng trung bình 2kg.

Theo anh Nam, số gà xuất chuồng lần này khoảng 1,6 tấn.

Với giá bán hợp đồng 63 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh thu gần 30 triệu đồng.

Nhờ nuôi gối đầu nên ngoài đàn gà 1.000 con chuẩn bị xuất chuồng, anh còn có đàn gà 500 con nuôi được hơn 1 tháng, trọng lượng gần 1kg/con.

Anh Nam cho biết: Trong trại lúc nào cũng có gà, như vậy, lúc nào mình cũng có gà thương phẩm cung cấp cho thị trường.

Bên cạnh việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm số lượng lớn, hằng ngày tôi còn cung cấp gà thịt cho các chợ trên địa bàn huyện.

Gà nuôi trong vườn cao su có không gian chạy nhảy nên thịt ngon và chắc, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Anh Trần Minh Đức, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Chơn Thành cho biết, trại nuôi gà trong vườn cao su của anh Nam thời gian qua đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy không phải là cách làm mới nhưng với sự giúp đỡ của Trạm Khuyến nông huyện về kỹ thuật xử lý men vi sinh trong chuồng trại, không ảnh hưởng xấu đến môi trường và hướng dẫn kỹ thuật trong chăn nuôi đã tránh được dịch, bệnh trên đàn gia cầm, giúp anh Nam phát triển chăn nuôi bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Đàn Heo Của Tỉnh Tăng Hơn 1 Triệu Con Đàn Heo Của Tỉnh Tăng Hơn 1 Triệu Con

Tổng đàn heo thời gian qua tăng cao là vì giá heo hơn hai năm qua liên tục ở mức cao nên nhiều trang trại doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng tổng đàn. Hiện mỗi ngày người chăn nuôi Đồng Nai cung cấp cho thị trường gần 7 ngàn con heo thịt tương đương với 700 tấn thịt heo. Trong đó, khoảng 60-70% lượng heo thịt của Đồng Nai cung ứng cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

25/02/2015
Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Chỉ tính riêng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có đàn dê đến trên 20.000 con, tập trung ở các xã ven biển. Các huyện Gò Công Tây, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phú Đông cũng có đàn dê hàng nghìn con. Đa số nông dân chọn nuôi giống Dê cỏ, dê Hà Lan và dê Bo. Ở thời điểm này giá dê thịt từ 90.000 -100.000 đ/kg; tăng 10% so với năm ngoái.

25/02/2015
Lo Lo "Tết" Cho... Trâu Bò

"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.

25/02/2015
Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê

Được biết, trước kia do giống dê thường có kích thước, trọng lượng nhỏ, nên mỗi lứa dê nái chỉ đẻ một con, chủ nuôi nào “mát tay” lắm thì mỗi lứa dê cái đẻ 2 con. Nhưng hiện nay do giống dê có kích thước và trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần, nên số con đẻ trong một lứa cũng tăng lên, thường là 3con/lứa, có trường hợp 4 con/lứa.

25/02/2015
Ngân Hàng Dê Ngân Hàng Dê

Qua nhiều năm làm từ thiện tôi thấy cho người nghèo bao nhiêu gạo thì hết bấy nhiêu và không mang lại hiệu quả cao. Đi nhiều nơi và cuối cùng tôi nghĩ ra ý tưởng là: Muốn người nghèo thoát nghèo thì phải cho cần câu chứ không thể cho hoài con cá. Thực tế qua 10 năm công tác tại địa phương tôi nhận thấy bà con muốn có nghề để thoát nghèo nhưng lại thiếu tư liệu SX và vốn đầu tư.

25/02/2015