Anh Khải Chuyển Dịch Cây Trồng Hiệu Quả

Anh Đổng Quang Khải ở xã Phước Ninh (huyện Thuận Nam) đầu tư chuyển dịch hiệu quả cây trồng trên cánh đồng thôn Tân Bổn. Anh tất bật bơm nước tưới cây thuốc lá nâu Madole xanh tốt đang vào mùa thu hoạch. Anh Khải cần mẫn gắn bó với đồng đất quê nhà đem lại thu nhập bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chúng tôi lấy làm ngỡ ngàng khi đứng trước ruộng thuốc lá xanh biếc của gia đình anh Khải. Cây thuốc lá cao ngang ngực người, lá dày trải kín đất. Trao đổi với chủ nhân ruộng thuốc lá Madole, chúng tôi được biết vùng đất này có tục danh Đất Đỏ. Trước đây, nông dân canh tác ăn nước trời một vụ rất bấp bênh. Bà con làm đất gieo giống xuống là ngước mắt nhìn trời mòn mõi đợi mưa.
Năm mưa thuận nắng hòa thì có thu hoạch; chẳng may hạn hán kéo dài là trắng tay. Khi hệ thống thủy lợi Tân Giang phát huy hiệu quả tưới vào cuối năm 2008 làm thay đổi căn bản tập quán canh tác của nông dân thôn Tân Bổn từ ăn nước trời chuyển sang chủ động tưới.
Gia đình anh cải tạo 7 sào đất gò đồi chủ động bơm tưới trở thành đồng đất trù phú canh tác bảo đảm ăn chắc 2 vụ/năm. Đây là năm đầu tiên anh Khải hợp đồng Chi nhánh Hòa Việt trồng 3 sào thuốc lá nâu giống Madole. Chi nhánh cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật và ứng trước vật tư giúp gia đình anh trồng vụ thuốc lá “đầu tay” thắng lợi, sản lượng ước đạt 1 tấn thuốc lá khô.
Chi nhánh bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 40.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, anh có lãi trên 25 triệu đồng. Còn lại 4 sào đất liền kề với ruộng thuốc lá được anh Khải trồng bắp lai cao quá đầu người đang thời kỳ cứng hạt. Cây bắp được anh Khải đầu tư chăm sóc chu đáo, năng suất ước 7,5 tạ/sào. Ngoài ra, gia đình anh còn canh tác 6 sào ruộng lúa chủ động tưới bảo đảm cuộc sống no ấm cho gia đình bốn nhân khẩu.
Đổng Quang Khải cho biết trước đây trên vùng đất này, gia đình anh chuyên trồng bắp lai và cà pháo tuy có lợi nhuận nhưng thấp hơn nhiều lần so với trồng thuốc lá. Đến vụ đông xuân năm sau, anh tiếp tục xuống giống trồng cây thuốc lá nâu Madole.
“Bà con biết ơn Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng hồ Tân Giang cung cấp nước sản xuất và nước sinh hoạt cho vùng đồng bào Chăm thôn Tân Bổn. Nhờ có nguồn nước giúp gia đình tôi trồng lúa và bơm tưới chuyển đổi cây trồng trên vùng gò đồi Đất Đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao.
Vợ chồng tôi chăm lo làm ăn dành dụm vốn liếng nuôi dạy con cái ăn học trưởng thành”, anh Đổng Quang Khải chia sẻ niềm vui.
Có thể bạn quan tâm

Do đặc điểm của đất và tập quán canh tác truyền thống của gia đình, sản lượng thu hoạch từ cây ngô, lúa không được là bao, thậm chí nhiều vụ bị mất trắng. Năm 2013, được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, gia đình ông Hương mạnh dạn chuyển đổi hơn 2.000 m2 đất ruộng trồng ngô sang trồng cây thuốc lá.

Thức ăn gia súc khan hiếm, giá tăng cao là do chủ xe phải sang tải ở các trạm cân xe trên quốc lộ 70, do đó phát sinh cước bốc xếp; hoặc chủ xe chở đúng tải, dẫn đến giá cung ứng hàng đến các chủ đại lý cũng tăng theo từng kg.

Ngày 3/4, tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, sở vừa chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng Kinh tế, NN-PTNT các huyện, thị xã, thành phố điều tra toàn diện tình hình dịch hại trên cây khóm nhất là bệnh héo đỏ lá hiện đang xảy ra tại huyện Phú Hòa (Báo Phú Yên đã đưa tin).

Do giá bông vải trong những năm qua giảm mạnh, chi phí đầu tư cao nên lợi nhuận mang lại từ cây bông vải không đáp ứng nguyện vọng của người dân. Đặc biệt, cây bông vải không đủ sức cạnh tranh với các cây trồng khác nên đang mất dần vị thế trên đất Kông Chro.

Nông dân xã Nhơn Hải đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch rộ hành tím vụ đông- xuân. Cây hành tím trúng mùa tạo nên bức tranh tươi thắm sắc màu của vùng quê ven biển huyện Ninh Hải.