Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh hùng Hồ Quang Cua thành công sản lượng, gạo Việt thua đau

Anh hùng Hồ Quang Cua thành công sản lượng, gạo Việt thua đau
Ngày đăng: 03/10/2015

Tiến sĩ, Anh hùng lao động Hồ Quang Cua, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Sóc Trăng,

Nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng đã chia sẻ như vậy trước câu chuyện gạo Việt nhiều lần thất thế trên thị trường quốc tế.

Mê lúa thơm và quyết khôi phục

Tiến sĩ anh hùng lao động Hồ Quang Cua từng là phó giám đốc Sở nông nghiệp PTNT tỉnh Sóc Trăng, sau khi về hưu đãà bắt tay vào nghiên cứu lai tạo các giống lúa thơm, dựng được một nhóm chuyên gia lành nghề, đưa ra thị trường các loại gạo ST nổi tiếng giúp hàng vạn hộ nông dân mưu sinh.

Tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt Trường ĐH Cần Thơ năm 1978, ông Hồ Quang Cua trở về quê nhà Sóc Trăng, làm việc tại Phòng Nông nghiệp H.Mỹ Xuyên, sau đó được đề bạt làm Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng.

Ngay từ khi còn ở cương vị lãnh đạo ông đã say mê với giống lúa thơm quê nhà.

"Tôi say mê với lúa thơm vì từng sống trong địa bàn trồng lúa mà người dân Sóc Trăng xưa vẫn hay gọi là gạo Bãi Xàu. T

ừ cả 100 năm trước gạo này đã xuất khẩu và nổi tiếng quốc tế, là giống lúa mùa rất ngon. Vì vậy tôi đã suy nghĩ tại sao không phục hồi gạo Bãi Xàu của năm xưa?", ông Cua nhớ lại.

Với mong muốn đó cùng với đam mê đó đến nay đã qua chặng đường hơn 20 năm, ông Cua dành nhiều công sức để phục hồi và xây dựng thương hiệu gạo thơm ST.

Ông cùng với các nhà khoa học đầu đàn như GS Võ Tòng Xuân, các cộng sự và bà con nông dân ở huyện lao vào công việc bất kể ngày đêm.

Trong suốt thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm đến năm 2013 đã có 21 giống ST. Riêng ST20, cho hạt gạo thon dài, cơm mềm dẻo, thơm hương dứa và hương cốm.

Ông Hồ Quang Cua chia sẻ, với giống lúa thơm này bán nhiều ở thị trường trong nước với giá rất cao (25.000 - 30.000/kg) tại TPHCM, Hà Nội và Cần Thơ tiêu thụ rất mạnh. Từ đây người dân được hưởng lợi rất nhiều.

"Hiện thị trường trong nước tiêu thụ mạnh nhưng phân khúc thị trường cao cấp trên thế giới doanh nghiệp Việt Nam chưa có uy tín

. Với giá cao 700 - 900 USD/tấn họ rất thận trọng. Vì vậy điều này đòi hỏi sự nỗ lực của cả phía doanh nghiệp khi phát triển thị trường", ông Cua chia sẻ.

TS Hồ Quang Cua với kỹ sư trẻ trên cánh đồng lai tạo.

Gạo Việt thất thế và góc nhìn của người nghiên cứu

Từng chứng kiến gạo Việt bị ép giá trong các phiên đấu thầu quốc tế cũng như tình trạng được mùa mất giá thường xuyên xảy ra ông Hồ Quang Cua lý giải chính là vì mải mê công việc trước mắt mà bỏ qua những việc lâu dài.

Theo ông Cua, trước đây sau khi chiến tranh kết thúc, nhân dân thiếu lương thực rất nhiều cho nên chủ trương của nhà nước là bằng mọi giá phải có đủ thóc gạo để cho dân được no, do vậy các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu và đã thành công về tăng việc năng suất lúa.

"Có lẽ chính sự thành công đó đã dẫn đến câu chuyện được mùa mất giá như ngày nay.

Các nhà khoa học Việt Nam đã lai tạo ra những giống lúa thu hoạch sớm, thích nghi với điều kiện tự nhiên nên tại Đồng bằng sông Cửu Long đã có sản lượng lương thực bứt phá.

Khi sản phẩm có thừa thì đương nhiên sẽ rẻ và nếu không khéo thì công lại biến thành tội, thành khuyết điểm", ông Cua lý giải.

Xét về tầm nhìn, ông Cua cho rằng nhà khoa học đã không tự chủ, không có hướng cho tương lai và các nhà quản lý cũng không có chỉ thị rõ ràng phải làm ra lúa chất lượng cao.

Mải mê đi theo sản lượng mà bỏ quên chất lượng trong khi thị trường ngày một thay đổi.

"Ngày nay lương thực đang dư thừa và được mùa mất giá là chuyện dễ hiểu.

Tôi vẫn đi theo con đường nghiên cứu không ngừng, vẫn tiếp tục cùng với anh em chọn tạo thêm giống lúa thơm chất lượng cao mới", ông Cua chia sẻ.

Không chỉ nghiên cứu, ông Cua còn cùng với doanh nghiệp nghiên cứu và hướng tới phát triển thị trường quốc tế.

"Tất cả các bước đi đều phải ăn khớp nhịp nhàng chứ một mình nhà khoa học thành công thì sản phẩm cũng không thể đứng vững trên thị trường và người dân không được hưởng lợi.

Phải xác lập quan hệ sản xuất mới mang tính bền vững cho chuỗi giá trị, và gạo thơm Sóc Trăng sẽ có ngày được nâng lên thành thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường thế giới", ông Cua tin tưởng.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Sâu Đục Trái Bưởi Bằng Ny-Lông Phòng Sâu Đục Trái Bưởi Bằng Ny-Lông

Trong khi sâu đục trái bưởi hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, thì nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đã dùng túi ny-lông bao trái, kết hợp biện pháp phòng trị tổng hợp bước đầu mang lại hiệu quả.

06/06/2013
Người Giúp Đất Nghèo Chuyển Mình Người Giúp Đất Nghèo Chuyển Mình

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

27/06/2013
Hỗ Trợ Để Giúp Nông Dân Đứng Vững Hỗ Trợ Để Giúp Nông Dân Đứng Vững

TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Ipsard cho biết, qua kết quả điều tra từ hơn 3.000 hộ nông dân cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu và người nông dân là những người phát huy nội lực cao nhất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

28/06/2013
Bấp Bênh Làng Cá Khô Khoai Cái Đôi Vàm Bấp Bênh Làng Cá Khô Khoai Cái Đôi Vàm

Ở các làng nghề ven biển, nhiều bà con chuyển sang làm nghề khác do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, nhất là nghề chế biến cá khô. Riêng nghề làm cá khô khoai ở Cái Đôi Vàm 2 năm trở lại đây không còn nhộn nhịp như những năm trước.

28/06/2013
Cách Nhận Biết Cúm Gia Cầm Ở Vật Nuôi Cách Nhận Biết Cúm Gia Cầm Ở Vật Nuôi

Trong quá trình chăn nuôi gia cầm, việc lựa chọn thức ăn phù hợp, phương thức cho vật nuôi ăn, cách nhận biết và phòng bệnh để đạt được hiệu quả kinh tế cao luôn là những vấn đề được người chăn nuôi quan tâm.

06/06/2013