Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao

Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao
Ngày đăng: 13/04/2015

Năm 2001, sau khi có hệ thống ô bao khép kín, anh Tâm đốn 6 công nhãn tiêu Huế vì hiệu quả kinh tế thấp, chuyển sang trồng 120 gốc sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong. Sau 5 năm, vườn sầu riêng của anh cho thu nhập ổn định.

Theo anh Tâm nếu để sầu riêng ra hoa mùa thuận, hàng dội chợ, giá bán không cao. Sau khi được tập huấn khuyến nông và tham quan, học tập các mô hình sản xuất đạt hiệu quả ở địa phương, anh chủ động xử lý cho cây ra hoa trái vụ bằng cách: Khi cây ra cơi đọt thứ 3 lá chuyển sang lụa dùng màng nylon phủ kín gốc, điều tiết nước cạn trong mương, phun thuốc kích thích giúp cây ra hoa, khoảng 30 - 45 ngày cây nhú mầm hoa, anh dỡ màng nylon ra tưới nước, bón phân giúp hoa phát triển, gần 2 tháng hoa sổ nhụy, dùng chổi nylon quét những chùm bông đã nở để thụ phấn nhân tạo, giúp cây tăng tỉ lệ đậu trái và cho trái tròn. Khi trái lớn bằng cái ly, loại bỏ những trái đèo, méo và cho cây mang trái vừa phải.

Anh cho biết: "Sau khi thu hoạch vụ sầu riêng, phải tỉa bỏ chồi, cành vô hiệu, bón thúc phân, chú trọng bón nhiều phân chuồng và cho cây ngưng mang trái 1 năm, nhằm giúp cây phục hồi tốt. Mỗi năm, anh luân canh xử lý 50% diện tích sầu riêng ra hoa nghịch vụ, bằng cách làm này vườn sầu riêng của anh phát triển tốt, hạn chế suy cây và bệnh xì mủ. Với năng suất đạt 25 tấn/ha, giá bán bình quân 40.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu lãi 400 triệu đồng/ha".

Ngoài ra, anh nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật, giúp bà con xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, nâng cao hiệu quả vườn chuyên canh. Qua tích lũy, anh sang thêm 4 công vườn, tiếp tục chuyên canh cây sầu riêng và xây dựng được nhà ở khang trang, đủ tiện nghi. Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật canh tác, từ đó, anh Tâm đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, là một điển hình Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi.


Có thể bạn quan tâm

Lợn Tăng Giá Và Tính Bền Vững Của Chăn Nuôi Trang Trại Lợn Tăng Giá Và Tính Bền Vững Của Chăn Nuôi Trang Trại

Mặc dù một thời gian dài vào giữa năm 2013, thịt lợn hơi giảm giá mạnh làm cho người chăn nuôi không lãi nhiều nhưng vẫn cầm chừng đàn và với sự tính toán, nắm bắt nhu cầu thị trường, từ tháng 9/2013, nông dân tăng đàn để đảm bảo lượng thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong Tết Nguyên đán. Đúng vào thời điểm này, giá thịt lợn tăng trở lại tạo điều kiện để người chăn nuôi nâng cao thu nhập.

18/12/2013
Phủ Xanh Cát Trắng Nhờ Đa Dạng Hóa Cây Trồng Phủ Xanh Cát Trắng Nhờ Đa Dạng Hóa Cây Trồng

Xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là vùng đồng bằng ven biển có diện tích tự nhiên khá lớn nhưng 3/4 diện tích là đất cát bạc màu, hàng năm phải đối mặt với hạn hán, đất nghèo sinh dưỡng, cát lấp và cát bay.

07/01/2014
Cam Canh, Bưởi Diễn Vào Mùa Đón Tết Cam Canh, Bưởi Diễn Vào Mùa Đón Tết

Cụ thể, đối với vùng thấp thì đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đưa các giống lúa ngắn ngày, chất lượng vào gieo cấy; đối với vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả thì chuyển sang đào ao nuôi trồng thuỷ hải sản; còn vùng đồi núi thấp thì trồng cây ăn quả.

18/12/2013
“Xã Triệu Phú” Nhờ Trồng Ớt “Xã Triệu Phú” Nhờ Trồng Ớt

Nhiều năm trước, Trấn Dương là xã nghèo của huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) vì hầu hết diện tích canh tác đều cấy lúa, năng suất thấp. Từ khi đưa cây ớt về "ngự trị", nhiều hộ nông dân ở đây đã phất lên nhanh.

07/01/2014
Thu Tiền Tỷ Từ Thanh Long Ruột Đỏ Thu Tiền Tỷ Từ Thanh Long Ruột Đỏ

Những ngày qua, tuy thương lái từ Bình Thuận tấp nập đến tranh nhau mua trái thanh long ruột đỏ với giá ngất ngưởng từ 70-80 ngàn đồng/kg, nhưng người trồng thanh long ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vẫn không có hàng để bán. Nhiều nhà vườn ở đây tính toán, nếu trái thanh long giữ được mức giá như hiện nay, chỉ với 1 hécta, nông dân có thể thu nhập trên 2 tỷ đồng.

18/12/2013