Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao

Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao
Ngày đăng: 13/04/2015

Năm 2001, sau khi có hệ thống ô bao khép kín, anh Tâm đốn 6 công nhãn tiêu Huế vì hiệu quả kinh tế thấp, chuyển sang trồng 120 gốc sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong. Sau 5 năm, vườn sầu riêng của anh cho thu nhập ổn định.

Theo anh Tâm nếu để sầu riêng ra hoa mùa thuận, hàng dội chợ, giá bán không cao. Sau khi được tập huấn khuyến nông và tham quan, học tập các mô hình sản xuất đạt hiệu quả ở địa phương, anh chủ động xử lý cho cây ra hoa trái vụ bằng cách: Khi cây ra cơi đọt thứ 3 lá chuyển sang lụa dùng màng nylon phủ kín gốc, điều tiết nước cạn trong mương, phun thuốc kích thích giúp cây ra hoa, khoảng 30 - 45 ngày cây nhú mầm hoa, anh dỡ màng nylon ra tưới nước, bón phân giúp hoa phát triển, gần 2 tháng hoa sổ nhụy, dùng chổi nylon quét những chùm bông đã nở để thụ phấn nhân tạo, giúp cây tăng tỉ lệ đậu trái và cho trái tròn. Khi trái lớn bằng cái ly, loại bỏ những trái đèo, méo và cho cây mang trái vừa phải.

Anh cho biết: "Sau khi thu hoạch vụ sầu riêng, phải tỉa bỏ chồi, cành vô hiệu, bón thúc phân, chú trọng bón nhiều phân chuồng và cho cây ngưng mang trái 1 năm, nhằm giúp cây phục hồi tốt. Mỗi năm, anh luân canh xử lý 50% diện tích sầu riêng ra hoa nghịch vụ, bằng cách làm này vườn sầu riêng của anh phát triển tốt, hạn chế suy cây và bệnh xì mủ. Với năng suất đạt 25 tấn/ha, giá bán bình quân 40.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu lãi 400 triệu đồng/ha".

Ngoài ra, anh nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật, giúp bà con xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, nâng cao hiệu quả vườn chuyên canh. Qua tích lũy, anh sang thêm 4 công vườn, tiếp tục chuyên canh cây sầu riêng và xây dựng được nhà ở khang trang, đủ tiện nghi. Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật canh tác, từ đó, anh Tâm đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, là một điển hình Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi.


Có thể bạn quan tâm

Có Nên Phát Triển Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Đồng Tháp? Có Nên Phát Triển Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Đồng Tháp?

Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) không chỉ phát triển ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mà ngay những địa phương quanh năm thuần nước ngọt như Đồng Tháp cũng bắt đầu mở rộng diện tích thả nuôi.

22/03/2014
Cách Loại Bỏ Tôm Bột Yếu Cách Loại Bỏ Tôm Bột Yếu

Số tôm chết sau khi thả nuôi có thể là cao nếu như đàn tôm giống thả có chất lượng kém. Con giống chất lượng tốt thường không đủ nên người nuôi thường thả nhiều tôm hơn lượng cần thả để trừ hao.

23/02/2014
Nhật Bản Kiểm Tra Chỉ Tiêu Oxytetracyline Với 100% Lô Tôm NK Từ Việt Nam Nhật Bản Kiểm Tra Chỉ Tiêu Oxytetracyline Với 100% Lô Tôm NK Từ Việt Nam

Ngày 20/3/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có công văn số 51/2014/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm NK từ Việt Nam.

22/03/2014
Tôm Sinh Thái Cần Một “Cú Hích” Mạnh Mẽ Hơn Tôm Sinh Thái Cần Một “Cú Hích” Mạnh Mẽ Hơn

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái của Cà Mau đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Tuy đã có nhiều bước tiến đáng kể nhưng trên thực tế mô hình này vẫn chưa thật sự mang lại lợi ích cho người dân như mục tiêu ban đầu đặt ra.

22/03/2014
Hà Nội Kiểm Soát Chặt Chẽ Việc Nhập Khẩu Cá Tầm Hà Nội Kiểm Soát Chặt Chẽ Việc Nhập Khẩu Cá Tầm

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuỷ sản giống, thuỷ sản nhập khẩu, đặc biệt là cá tầm.

22/03/2014