Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao

Năm 2001, sau khi có hệ thống ô bao khép kín, anh Tâm đốn 6 công nhãn tiêu Huế vì hiệu quả kinh tế thấp, chuyển sang trồng 120 gốc sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong. Sau 5 năm, vườn sầu riêng của anh cho thu nhập ổn định.
Theo anh Tâm nếu để sầu riêng ra hoa mùa thuận, hàng dội chợ, giá bán không cao. Sau khi được tập huấn khuyến nông và tham quan, học tập các mô hình sản xuất đạt hiệu quả ở địa phương, anh chủ động xử lý cho cây ra hoa trái vụ bằng cách: Khi cây ra cơi đọt thứ 3 lá chuyển sang lụa dùng màng nylon phủ kín gốc, điều tiết nước cạn trong mương, phun thuốc kích thích giúp cây ra hoa, khoảng 30 - 45 ngày cây nhú mầm hoa, anh dỡ màng nylon ra tưới nước, bón phân giúp hoa phát triển, gần 2 tháng hoa sổ nhụy, dùng chổi nylon quét những chùm bông đã nở để thụ phấn nhân tạo, giúp cây tăng tỉ lệ đậu trái và cho trái tròn. Khi trái lớn bằng cái ly, loại bỏ những trái đèo, méo và cho cây mang trái vừa phải.
Anh cho biết: "Sau khi thu hoạch vụ sầu riêng, phải tỉa bỏ chồi, cành vô hiệu, bón thúc phân, chú trọng bón nhiều phân chuồng và cho cây ngưng mang trái 1 năm, nhằm giúp cây phục hồi tốt. Mỗi năm, anh luân canh xử lý 50% diện tích sầu riêng ra hoa nghịch vụ, bằng cách làm này vườn sầu riêng của anh phát triển tốt, hạn chế suy cây và bệnh xì mủ. Với năng suất đạt 25 tấn/ha, giá bán bình quân 40.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu lãi 400 triệu đồng/ha".
Ngoài ra, anh nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật, giúp bà con xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, nâng cao hiệu quả vườn chuyên canh. Qua tích lũy, anh sang thêm 4 công vườn, tiếp tục chuyên canh cây sầu riêng và xây dựng được nhà ở khang trang, đủ tiện nghi. Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật canh tác, từ đó, anh Tâm đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, là một điển hình Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, tính đến hết tháng 8, các đơn vị chức năng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tiến hành trồng được 1.195,2 ha rừng các loại, đạt 100,8% kế hoạch đề ra.

Với tổng kinh phí gần 360 triệu đồng, tháng 5/2014, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã đã đưa vào trồng thử nghiệm 6ha, trong đó: 3ha lúa chịu hạn PT13 và 3ha trồng các loại cây họ đậu cải tạo đất (đậu mèo, đậu triều, đậu nho nhe). 201 hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc. Sau hơn 4 tháng đưa vào trồng thử nghiệm, đến nay diện tích trồng lúa chịu hạn đã cho thu hoạch với năng suất ước đạt 35 – 40 tạ/ha.

Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom vừa tổ chức kiểm tra mô hình sản xuất và ứng dụng phân hữu cơ vi sinh quy mô nông hộ phục vụ canh tác cây hồ tiêu và cà phê theo hướng bền vững tại 2 xã Thanh Bình và Cây Gáo.

Cá lăng là một trong những đặc sản của sông Đồng Nai. Khi nghề nuôi cá lăng mới rộ, nhiều nông dân thu lãi tiền tỷ. Năm nay, tuy các bè nuôi cá trúng về sản lượng nhưng đã qua thời lãi “khủng” vì loại đặc sản này ngày càng mất giá.

Khoảng gần 3 tuần qua, bà con trồng rau màu thuộc 2 xã Mỹ An Hưng A và Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò thấp thỏm vì giá rau màu liên tục giảm. Nguyên nhân giảm do lượng hàng cung đang áp đảo nhu cầu của thị trường.