Ẩn số thức ăn chăn nuôi

Hiện cả nước có 199 nhà máy sản xuất TĂCN, sản lượng năm 2014 tới gần 14,5 triệu tấn (chưa tính thức ăn thủy sản), cao hơn năm 2010 khoảng 4 triệu tấn. Sản xuất TĂCN vẫn đang phát triển mạnh.
Tuy nhiên, tại hội nghị, nhiều chuyên gia chăn nuôi nhận định: Sản xuất TĂCN đang tạo ra những mối lo không nhỏ bởi 3 ẩn số lớn.
Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước không nắm được chính xác sản lượng TĂCN công nghiệp, bởi các doanh nghiệp không báo cáo sản lượng về Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Do đó, sản lượng TĂCN hàng năm mà Cục Chăn nuôi công bố chỉ là ước tính.
Thứ hai, chất lượng TĂCN hiện nay hầu như nằm trong “vùng tối”, không được kiểm soát chặt chẽ. Như vậy, không loại trừ sự gian lận về chất lượng.
Thứ ba, các cơ quan quản lý lúng túng trước “ma trận” giá thành và giá bán TĂCN, chẳng biết đâu thực, giả. Các câu hỏi: Có hay không hiện tượng neo giá, làm giá TĂCN? Doanh nghiệp sản xuất TĂCN đang lỗ hay lãi lớn?... không có câu trả lời xác đáng.
Chẳng hạn, hiện nay, các doanh nghiệp TĂCN trong nước công bố tỷ lệ lợi nhuận trên giá thành khoảng 1- 3%. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia chăn nuôi, tỷ lệ này phải lên đến 10- 15%, thậm chí có doanh nghiệp “ăn” tới 30%. Đâu là con số đúng?
Thêm nữa, trong năm nay, thuế giá trị gia tăng (5%) đối với các nguyên liệu nhập khẩu như ngô, đậu tương... đã được bãi bỏ, nhưng giá TĂCN giảm không như kỳ vọng. Ví dụ: Giá thức ăn hỗn hợp gà thịt từ 11.000 đồng/kg hồi đầu năm xuống 10.000 đồng/kg trong tháng 7; giá thức ăn hỗn hợp lợn thịt từ 9.600 đồng/kg xuống 8.800 đồng/kg... Vì sao vậy?
Theo TS. Nguyễn Văn Giáp- Giám đốc Trung tâm chính sách và chiến lược nông nghiệp, nông thôn miền Nam- kết quả khảo sát của trung tâm cho thấy, có 89% người (nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu) được hỏi cho rằng, cần có quy định doanh nghiệp sản xuất TĂCN phải công khai giá thành và giá bán, giới hạn mức lợi nhuận.
Thái Lan quy định lợi nhuận của TĂCN là 5%, Việt Nam tại sao không?
Quản lý chặt chẽ chất lượng, minh bạch giá cả TĂCN nhằm xóa bỏ những ẩn số là việc làm cấp thiết giúp người chăn nuôi giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh. Song, ai sẽ làm?
Có thể bạn quan tâm

Không nắm bắt nhu cầu thật sự, nên phần lớn nông dân trồng dưa hấu Tết hàng năm đều chủ yếu dựa theo sự phán đoán thị trường. Và mỗi Tết lại phập phồng lo sợ: dưa hấu thừa hàng dội chợ, giá cả rẻ bèo. Để rồi tết năm nay, không ít nông dân lẫn thương lái mất Tết vì thua lỗ nặng.

Những ngày giáp Tết Ất Mùi vừa qua, nhiều chủ ruộng dưa ở thị trấn Võ Xu (Đức Linh - Bình Thuận) ngậm ngùi bỏ lại ruộng dưa không thèm thu hoạch! Ngoài đồng dưa bỏ lăn lóc, bên vệ đường những điểm thu mua dưa chất đống như núi với giá 1.200 đồng/ký, chỉ bằng 1/10 của mùa dưa năm ngoái...

Bằng tinh thần, ý chí và nghị lực của một nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó, ông Tùng đã trồng thành công quýt hồng trên đỉnh núi Cấm. Sự thành công sau hàng chục năm kiên trì của ông không chỉ giúp cho gia đình ông thóat nghèo mà còn mở ra một triển vọng về mô hình trồng cây có múi trên núi cho nhiều nông dân vùng Bảy Núi.

Đó là cây xoài của gia đình ông Lê Văn Hùng ở quận 12, TPHCM. Cách đây 3 tháng, ông Hùng mua mấy cây xoài về trồng để tạo bóng mát trong khuôn viên nhà. Sau một thời gian chăm sóc, các cây xoài phát triển bình thường nhưng có một cây cao khoảng 1,2m ra khá nhiều bông, cuống bông dài hơn 0,5m (ảnh).

Sau Tết Ất Mùi, giá ổi tiếp tục giữ ở mức cao hơn so với các loại trái cây khác. Ông Huỳnh Văn Long ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết, trồng 6 công ổi Đài Loan, hiện giá ổi được thương lái đến thu mua tại vườn ở mức 7.000 - 8.000 ngàn đồng/kg, cao hơn từ 1.000 - 2.000 ngàn đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái, sau khi trừ phí ông còn lợi nhuận khoảng 5.000 đồng/kg.