Ẩn số thức ăn chăn nuôi

Hiện cả nước có 199 nhà máy sản xuất TĂCN, sản lượng năm 2014 tới gần 14,5 triệu tấn (chưa tính thức ăn thủy sản), cao hơn năm 2010 khoảng 4 triệu tấn. Sản xuất TĂCN vẫn đang phát triển mạnh.
Tuy nhiên, tại hội nghị, nhiều chuyên gia chăn nuôi nhận định: Sản xuất TĂCN đang tạo ra những mối lo không nhỏ bởi 3 ẩn số lớn.
Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước không nắm được chính xác sản lượng TĂCN công nghiệp, bởi các doanh nghiệp không báo cáo sản lượng về Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Do đó, sản lượng TĂCN hàng năm mà Cục Chăn nuôi công bố chỉ là ước tính.
Thứ hai, chất lượng TĂCN hiện nay hầu như nằm trong “vùng tối”, không được kiểm soát chặt chẽ. Như vậy, không loại trừ sự gian lận về chất lượng.
Thứ ba, các cơ quan quản lý lúng túng trước “ma trận” giá thành và giá bán TĂCN, chẳng biết đâu thực, giả. Các câu hỏi: Có hay không hiện tượng neo giá, làm giá TĂCN? Doanh nghiệp sản xuất TĂCN đang lỗ hay lãi lớn?... không có câu trả lời xác đáng.
Chẳng hạn, hiện nay, các doanh nghiệp TĂCN trong nước công bố tỷ lệ lợi nhuận trên giá thành khoảng 1- 3%. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia chăn nuôi, tỷ lệ này phải lên đến 10- 15%, thậm chí có doanh nghiệp “ăn” tới 30%. Đâu là con số đúng?
Thêm nữa, trong năm nay, thuế giá trị gia tăng (5%) đối với các nguyên liệu nhập khẩu như ngô, đậu tương... đã được bãi bỏ, nhưng giá TĂCN giảm không như kỳ vọng. Ví dụ: Giá thức ăn hỗn hợp gà thịt từ 11.000 đồng/kg hồi đầu năm xuống 10.000 đồng/kg trong tháng 7; giá thức ăn hỗn hợp lợn thịt từ 9.600 đồng/kg xuống 8.800 đồng/kg... Vì sao vậy?
Theo TS. Nguyễn Văn Giáp- Giám đốc Trung tâm chính sách và chiến lược nông nghiệp, nông thôn miền Nam- kết quả khảo sát của trung tâm cho thấy, có 89% người (nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu) được hỏi cho rằng, cần có quy định doanh nghiệp sản xuất TĂCN phải công khai giá thành và giá bán, giới hạn mức lợi nhuận.
Thái Lan quy định lợi nhuận của TĂCN là 5%, Việt Nam tại sao không?
Quản lý chặt chẽ chất lượng, minh bạch giá cả TĂCN nhằm xóa bỏ những ẩn số là việc làm cấp thiết giúp người chăn nuôi giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh. Song, ai sẽ làm?
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ với tinh thần chung là sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành cá ngừ, tạo ra liên kết chặt chẽ theo chuỗi giữa các khâu, đảm bảo giá trị kinh tế.

Mức giá hồ tiêu đầu năm 2014 tưởng được coi là kỷ lục với 145 ngàn/kg, nhưng đến tháng 7 còn lên tới 190 ngàn/kg. Giá tiêu càng hấp dẫn, nhiều nhà vườn càng chạy đua trồng tiêu.