Ẩn số thức ăn chăn nuôi

Hiện cả nước có 199 nhà máy sản xuất TĂCN, sản lượng năm 2014 tới gần 14,5 triệu tấn (chưa tính thức ăn thủy sản), cao hơn năm 2010 khoảng 4 triệu tấn. Sản xuất TĂCN vẫn đang phát triển mạnh.
Tuy nhiên, tại hội nghị, nhiều chuyên gia chăn nuôi nhận định: Sản xuất TĂCN đang tạo ra những mối lo không nhỏ bởi 3 ẩn số lớn.
Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước không nắm được chính xác sản lượng TĂCN công nghiệp, bởi các doanh nghiệp không báo cáo sản lượng về Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Do đó, sản lượng TĂCN hàng năm mà Cục Chăn nuôi công bố chỉ là ước tính.
Thứ hai, chất lượng TĂCN hiện nay hầu như nằm trong “vùng tối”, không được kiểm soát chặt chẽ. Như vậy, không loại trừ sự gian lận về chất lượng.
Thứ ba, các cơ quan quản lý lúng túng trước “ma trận” giá thành và giá bán TĂCN, chẳng biết đâu thực, giả. Các câu hỏi: Có hay không hiện tượng neo giá, làm giá TĂCN? Doanh nghiệp sản xuất TĂCN đang lỗ hay lãi lớn?... không có câu trả lời xác đáng.
Chẳng hạn, hiện nay, các doanh nghiệp TĂCN trong nước công bố tỷ lệ lợi nhuận trên giá thành khoảng 1- 3%. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia chăn nuôi, tỷ lệ này phải lên đến 10- 15%, thậm chí có doanh nghiệp “ăn” tới 30%. Đâu là con số đúng?
Thêm nữa, trong năm nay, thuế giá trị gia tăng (5%) đối với các nguyên liệu nhập khẩu như ngô, đậu tương... đã được bãi bỏ, nhưng giá TĂCN giảm không như kỳ vọng. Ví dụ: Giá thức ăn hỗn hợp gà thịt từ 11.000 đồng/kg hồi đầu năm xuống 10.000 đồng/kg trong tháng 7; giá thức ăn hỗn hợp lợn thịt từ 9.600 đồng/kg xuống 8.800 đồng/kg... Vì sao vậy?
Theo TS. Nguyễn Văn Giáp- Giám đốc Trung tâm chính sách và chiến lược nông nghiệp, nông thôn miền Nam- kết quả khảo sát của trung tâm cho thấy, có 89% người (nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu) được hỏi cho rằng, cần có quy định doanh nghiệp sản xuất TĂCN phải công khai giá thành và giá bán, giới hạn mức lợi nhuận.
Thái Lan quy định lợi nhuận của TĂCN là 5%, Việt Nam tại sao không?
Quản lý chặt chẽ chất lượng, minh bạch giá cả TĂCN nhằm xóa bỏ những ẩn số là việc làm cấp thiết giúp người chăn nuôi giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh. Song, ai sẽ làm?
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian gần đây, bệnh trên cây mì liên tục xảy ra, nên hầu hết người trồng khoai mì trên địa bàn xã chọn phương án trồng cây tràm ghép cao sản để cải tạo đất, tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, thương lái mua tại đám từ 60 triệu đến 65 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nếu chỉ trồng khoai mì, 1ha đất chỉ đạt hơn 20 triệu đồng.

Gia đình bà Nguyễn Thị Trang, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) trồng 30 nghìn gốc măng tây từ tháng 10 - 2013 với diện tích hai ha, với vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/ha, đến nay đang có nguồn thu ổn định 2,5 triệu đồng/ngày.

Xuất khẩu rau quả 9 tháng qua đã có bước tăng trưởng mạnh về giá trị so với cùng kỳ năm 2013, vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường chính nhưng đang có nhiều tiềm ẩn bất trắc. Vì vậy, việc khai phá các thị trường khó tính đang được ngành nông nghiệp và doanh nghiệp (DN) Việt Nam hết sức quan tâm.

Ngày 12/8/2014, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh trao giấy chứng nhận VietGAP sản phẩm măng cụt cho Hợp tác xã Tân Thành, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè và sản phẩm quýt đường cho Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, xã Bình Phú, huyện Càng Long. Đến nay, Trà Vinh đã có 3 sản phẩm trái cây sản xuất đạt chuẩn VietGAP là măng cụt, quýt đường và thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long.

Quản lý dịch chổi rồng ở ĐBSCL thời gian qua chưa thật sự hiệu quả. Đó là nhận định chung được đưa ra tại hội nghị quản lý bệnh chổi rồng hại nhãn và chôm chôm do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức vừa qua tại Vĩnh Long.