Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ẩn họa điện thiếu an toàn

Ẩn họa điện thiếu an toàn
Ngày đăng: 30/10/2015

Khổ trăm bề

Vượt qua một con đường đá xô bồ rồi qua một chặng đường bằng xuồng mới đến ấp Phú Bình, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành.

Đến thăm một số hộ dân sống ven con kênh nối đập Mương Chắc và đập Giáo Hoàng, phương tiện để đi lại dù mùa mưa hay nắng vẫn là những chiếc xuồng, vì nơi đây chưa có lộ nông thôn.

Đoạn đường chỉ dài khoảng 2km, nhưng là nơi sinh sống của khoảng 40-50 hộ dân.

Đó chưa phải là cái khó duy nhất.

Hầu hết đường dây điện tại khu vực này do người dân tự bỏ tiền đầu tư.

Để có điện phục vụ sinh hoạt, nhiều hộ cùng góp tiền mua dây, lắp chung đồng hồ.

Dọc theo con kênh, dây điện giăng mắc chằng chịt, chồng chéo nhau.

Trung bình, mỗi hộ phải bỏ ra từ 3 đến 5 triệu đồng để “mang” điện về nhà, tùy theo quãng đường gần, xa.

Theo chính quyền địa phương thị trấn Mái Dầm, hầu hết người dân sống ở khu vực này đang sử đụng điện thiếu an toàn.

Gọi là điện thiếu an toàn vì muốn kéo được điện về, bà con dùng các loại cây gỗ tạm bợ như tràm, tre, trúc chỉ lớn bằng cổ tay.

Sức nặng của mớ dây điện lằng nhằng được chống bằng trụ đỡ yếu ớt.

Thậm chí, dây điện được luồn vào thân cây, chạy len lỏi trong các vườn cây ăn trái hoặc mắc vào những ngọn dừa nước.

Dây điện chỉ cao hơn đầu người chừng 1m.

Điện giăng chằng chịt khắp nơi trong vườn cây ăn trái, nhiều đoạn chắp vá ngay vị trí có người thường xuyên qua lại.

Theo ông Nguyễn Văn Danh, ở ấp Phú Bình, cũng là Trưởng ban công tác mặt trận của ấp, đường dây không đảm bảo nên nguồn điện cứ chập chờn lúc tỏ, lúc mờ.

Không chỉ khó khăn trong sinh hoạt, việc sản xuất cũng bị ảnh hưởng, nhiều hộ phải mua máy xăng, dầu về dùng để tưới tiêu cho vườn cây.

“Cứ  4-7 hộ xài chung một đường dây.

Như chỗ tôi đang sống có đến 7 hộ dùng chung 1 đồng hồ.

Hàng tháng, từng hộ góp tiền lại rồi cử người đi đóng cho ngành điện.

Tiền điện không quá cao nhưng đường xa, dây nhỏ, điện kéo về đến từng hộ chỉ phục vụ được cho nhu cầu sinh hoạt bình thường như đốt đèn, riêng tivi hay nấu cơm điện chỉ bật trong giờ thấp điểm.

Nhiều hôm nấu cơm không chín vì điện quá tải.

Cũng không ít lần dây bị đứt, tôi phải gọi điện cho mấy người nhà ngoài đầu lộ nhờ họ cúp cầu dao giùm rồi bơi xuồng hoặc lần mò vào vườn cây để tìm mối đứt nối lại.

Việc này xảy ra như cơm bữa, nhất là những ngày mưa bão.

Cá biệt, có hộ phải thuê nhà trọ bên ngoài Quốc lộ Nam Sông Hậu để tiện bề sinh hoạt, chỉ khi nào có việc cần hay chăm sóc vườn cây mới bơi xuồng về nhà”, ông Danh cho biết.

Nguy hiểm rình rập

Qua thời gian dài sử dụng, nhiều trụ cây đã mục nát và đổ ngã làm mất an toàn về điện.

Những sợi dây mỏng manh chỉ chực chờ rơi xuống bất cứ khi nào.

Có dây chỉ dài 300m nhưng chắp vá đến 5-6 chỗ.

Người dân ở đây cho biết, thực trạng này diễn ra đã nhiều năm, ai cũng phập phồng nhưng họ không thể nào làm khác hơn.

“Thấy điện giăng trên đầu mỗi khi bơi xuồng qua lại cũng sợ lắm, nhưng ngành điện không đầu tư, người dân thì không đủ kinh phí đành chịu cảnh sống trong bất an.

Hàng ngày đưa cháu đi học tôi nơm nớp lo sợ đi đạp phải dây điện bị đứt bất ngờ”, bà Bùi Thị Năm, ngụ cùng ấp, lo lắng.

“Hầu hết đường dây kéo từ trụ điện từ đầu kênh về đến nhà đều do người dân tự đầu tư.

Các đường dây mỏng manh, không chắc chắn, không theo bất kỳ tiêu chuẩn nào nên việc khắc phục tình trạng này là rất khó.

Đa số các hộ ở đây cuộc sống khá khó khăn, việc nâng cấp đường dây là chuyện không dễ dàng.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền để người dân biết cách sử dụng điện an toàn.

Đồng thời, tiếp tục kiến nghị ngành chức năng sớm tạo điều kiện cho người dân được sử dụng nguồn điện có chất lượng, vừa bảo đảm an toàn, vừa hợp lý giá cả, giúp bà con thuận lợi trong sinh hoạt hàng ngày”, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch UBND thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, cho biết.

Trên thực tế, không riêng gì các hộ dân ở ấp Phú Bình, nhiều nơi khác người dân vẫn sử dụng những đường dây điện thiếu an toàn, nhưng lại phải trả tiền điện cao gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt và sản xuất.

Có đi mới có thấy sự mất an toàn về điện đe dọa đến tính mạng người dân như thế nào.

“Đã nhiều lần phản ánh với ngành điện, trình bày bức xúc trong mỗi đợt tiếp xúc cử tri” là ý kiến mà chúng tôi ghi nhận được từ các hộ dân.

Tuy nhiên, câu trả lời người dân nhận được vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Chi phí đầu tư cao, khu vực thưa dân là những lý giải cho những bức xúc của bà con.

Thay vào đó, ngành điện khuyến cáo người dân tăng cường công tác kiểm tra, thay mới dây điện cũ kỹ để tự bảo vệ chính mình và những người xung quanh.

Đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời bởi “việc thay dây cũ chỉ những hộ có điều kiện nghĩ tới, còn hộ nghèo thì đành sống chung với nguy hiểm”, ông Nguyễn Hoàng Lơ, ở ấp Phú Bình, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, than thở.

Trong khi chờ đợi ngành điện đầu tư thì ngày ngày người dân phải sống cùng nỗi lo từ những đường dây điện thiếu an toàn…


Có thể bạn quan tâm

Mường La (Sơn La) Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Mường La (Sơn La) Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng

Phát huy lợi thế trong vùng hồ Thủy điện Sơn La và các công trình thủy điện trên địa bàn, những năm gần đây, huyện Mường La (Sơn La) chú trọng phát triển nghề nuôi cá lồng cho các xã vùng lòng hồ, tạo ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân...

25/09/2014
Những Quy Định Mới Của Luật Hiện Đại Hóa An Toàn Thực Phẩm Của Mỹ (FSMA) Những Quy Định Mới Của Luật Hiện Đại Hóa An Toàn Thực Phẩm Của Mỹ (FSMA)

Luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA) đã được Tổng thống Obama ký thành luật từ ngày 1/4/2011, nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vẫn chưa đưa ra được các quy định cụ thể trong vòng 18 tháng sau khi đạo luật được thông qua.

25/09/2014
Việt Nam Đứng Đầu Về Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Sang Colombia Việt Nam Đứng Đầu Về Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Sang Colombia

Số liệu của Trung tâm kinh doanh ảo của Colombia (CVN) cho biết trong năm 2013, nước này nhập 78.000 tấn cá, trị giá 188 triệu USD, tăng 41% về khối lượng so với năm trước đó. Nổi lên trong các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Colombia có cá ngừ và cá tra, chiếm lần lượt 19% và 16% thị phần cá đông lạnh tại nước này.

25/09/2014
Hòa Vang (Đà Nẵng) Khởi Sắc Những Vùng Rau Hòa Vang (Đà Nẵng) Khởi Sắc Những Vùng Rau

Sau rất nhiều nỗ lực, ngành nông nghiệp và bà con nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đã xây dựng thành công các vùng rau an toàn. Tại các vùng rau này, không chỉ lượng lớn rau sạch cung cấp thường xuyên cho thị trường mà hàng trăm hộ nông dân cải thiện được thu nhập từ trồng rau.

25/09/2014
Giúp Nông Dân Trồng Lúa Tiếp Cận Giống Xác Nhận Giúp Nông Dân Trồng Lúa Tiếp Cận Giống Xác Nhận

Việc phát triển và hoàn thiện mô hình trong giai đoạn 2014-2015 sẽ là tiền đề để các nhà làm công tác giống, ngành nông nghiệp các địa phương nâng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận của ĐBSCL lên 50% diện tích vào năm 2016 theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

25/09/2014