Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ẩn họa dịch bệnh từ đất sạch để trồng cây

Ẩn họa dịch bệnh từ đất sạch để trồng cây
Ngày đăng: 20/11/2015

Các nơi này đều có sẵn hàng để bán cho khách từ loại bao nhỏ nhất khoảng 5kg đến loại lớn hơn.

Tại đây có 2 loại đất, một chỉ là đất và phải mua phân để bón kèm, loại còn lại nơi sản xuất đã trộn sẵn phân trong đó, người mua cứ thế đem về trồng.

Phần lớn đất sạch trên thị trường đều chưa có đăng ký chất lượng sản phẩm.

“Đem đất này về anh chỉ cần đổ ra trồng, không phải bón phân, tiện lắm.

Mấy người thích trồng cây lại chỗ em mua hoài.

Có người đặt mua mỗi lần cả chục bao loại lớn”- một thanh niên tên Huy, bán đất trên đường Thành Thái, quận 10 nói.

Huy cho biết chỉ bán đất của hai công ty do nhiều người ưa dùng, đất tốt, cây mau lớn, ít tạp chất, rồi lôi ra một bao đất màu vàng có tên Đất sạch dinh dưỡng của công ty T.

Trên bao bì của bao đất này ghi: “Sạch mầm bệnh, giàu dinh dưỡng, giải pháp toàn diện cho cây trồng”.

Ngoài ra còn có thông tin về các loại đất khác nhau như đất sạch giàu dinh dưỡng, đất trồng rau, đất trồng mai, đất trồng cây… Nhưng khi chúng tôi hỏi đất để trồng rau, Huy lại đưa bao đất sạch dinh dưỡng chứ không phải đất trồng rau.

“Loại nào cũng vậy, đất đều sạch như nhau” - anh này cố giải thích khi khách thắc mắc.

Theo quan sát, các bao đất tại các điểm bán đều có địa chỉ sản xuất, nhưng phần lớn trong đó đều không có các thông tin về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hoặc nếu có chỉ ghi rất mập mờ như TCVN… Không bao bì nào có chứng nhận của các cơ quan, đơn vị chuyên trách.

Thành phần chính của những loại đất này là mùn xơ dừa, các chất đạm, lân, kali, magiê…

Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới (TARCC), TP.HCM, khi nói đến đất sạch thì phải kể đến các tiêu chuẩn như sau:

Không chứa kim loại nặng vì đây là những kim loại bị cấm hoặc hạn chế trong thực phẩm dành cho con người và các gia súc, gia cầm khác, có nguy cơ cao gây bệnh ung thư; không chứa các vi sinh vật gây bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại, thuốc trừ cỏ;

Không chứa những loại thuốc đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng, chế biến và bảo quản thực phẩm; không chứa trứng giun sán.

Ngoài ra, đã là đất sạch thì phải không có quá nhiều đạm, đó chính là ion NO3.

Bởi vì chất này khiến cho cây phát triển xanh tốt nhưng nếu vượt ngưỡng thì sẽ chuyển thành ion NO2, khi gặp hồng cầu trong máu sẽ là yếu tố gây bệnh ung thư.

“Hiện tại đã có các tiêu chí về đất sạch, tuy nhiên không cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, xử lý, đánh giá các loại đất này nên người dân muốn tìm đất sạch chỉ có hỏi… ông trời” - ông Nghĩa nói.


Có thể bạn quan tâm

Tân Châu (Tây Ninh) hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì Tân Châu (Tây Ninh) hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì

Ngày 18.8, tại hội trường UBND xã Suối Dây, Hội Nông dân huyện Tân Châu (Tây Ninh) tổ chức hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì. Chủ nhiệm đề tài này là ông Trần Quốc Hải, thường trú ấp 2, xã Suối Dây.

22/08/2015
Phát triển vụ Đông 2015 như một vụ chính Phát triển vụ Đông 2015 như một vụ chính

Bộ NN&PTNT chỉ đạo phát triển vụ Đông 2015 như một vụ chính, quan trọng và là một mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây trồng trên đất lúa, góp phần vào sự tăng trưởng của toàn ngành trong thời gian tới.

22/08/2015
Nông dân Đák Lắk đua nhau trồng tiêu và những hệ lụy Nông dân Đák Lắk đua nhau trồng tiêu và những hệ lụy

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác nên trong những tháng đầu mùa mưa năm nay, nông dân ở Đác Lắc đua nhau trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, khiến diện tích cây tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” diện tích cây tiêu không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh mà kéo theo nhiều hệ lụy, bức xúc ở địa phương.

22/08/2015
An Giang xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao An Giang xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao

Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, do thạc sĩ Lê Trần Như Thảo, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện.

22/08/2015
Cam Lâm (Khánh Hòa) nguy cơ thiếu giống cây trồng Cam Lâm (Khánh Hòa) nguy cơ thiếu giống cây trồng

Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.

22/08/2015