An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) Xử Lý Các Hộ Dân Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Ngọt Hóa

Từ ngày 8 đến 10-7-2014, Đoàn công tác huyện do bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri làm trưởng đoàn phối hợp với lãnh đạo xã An Hiệp tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi tôm trong vùng nước ngọt (ngoài quy hoạch).
An Hiệp có 123 hộ nuôi tôm biển trong vùng nước ngọt (tôm thẻ chân trắng và tôm sú), với diện tích gần 19 ha. Qua công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra của chính quyền và cơ quan chức năng, đến nay, một số hộ dân hiểu rõ tác hại của việc nuôi tôm sai qui hoạch nên đã chuyển đổi sang vật nuôi khác phù hợp.
Tuy nhiên, còn hơn 70 hộ dân trên địa bàn xã đã ký cam kết nhưng vẫn tiếp tục thả tôm (thời gian thả từ 10 - 60 ngày).
Theo Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12-9-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, các hộ nêu trên đã vi phạm Điểm a, Khoản 4, Điều 24 của Nghị định bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng với hành vi “địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép”.
Đoàn đến từng hộ dân đang thả tôm trong vùng nước ngọt lập biên bản vi phạm hành chính đồng thời trám lấp các giếng nước mặn khi phát hiện. Sau đợt lập biên bản các hộ dân bị vi phạm, Đoàn công tác sẽ tham mưu cho cấp lãnh đạo ra quyết định xử phạt theo qui định đối với các hộ dân cố ý làm sai chủ trương của Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm

Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phê duyệt tại Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014.

Chiều ngày 27/4, Chi cục Thú Y tỉnh đã lập biên bản xử phạt Lê Kim Quang (trú tại Tân Ninh, Tân Thạnh, Long An) khi ông này đang bán giống gà Đông Tảo giả tại địa bàn xã Phú Thượng (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Vài năm lại đây, nghề nuôi vịt biển phát triển, đem lại nguồn thu lớn cho người chăn nuôi ở một số địa phương ven biển. Vịt biển là loại thủy cầm có giá trị kinh tế cao, chịu dịch bệnh tốt, thích nghi môi trường nước ngọt, mặn và lợ. Loài này không cần đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, tỷ lệ đẻ trứng cao.

Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về xã Phương Viên - một xã còn gặp nhiều khó khăn của huyện miền núi Hạ Hòa (Phú Thọ) để tìm hiểu về trang trại chăn nuôi lợn thịt lớn nhất nơi đây. Đó là mô hình chuồng trại chăn nuôi lợn thịt trị giá hơn 4 tỷ đồng mỗi năm của gia đình anh Nguyễn Đình Vân ở khu 9.

Để hạn chế dịch bệnh phát sinh thì chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học là phương pháp hiệu quả và an toàn hơn hết. Sau đây là một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm.