An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) Xử Lý Các Hộ Dân Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Ngọt Hóa

Từ ngày 8 đến 10-7-2014, Đoàn công tác huyện do bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri làm trưởng đoàn phối hợp với lãnh đạo xã An Hiệp tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi tôm trong vùng nước ngọt (ngoài quy hoạch).
An Hiệp có 123 hộ nuôi tôm biển trong vùng nước ngọt (tôm thẻ chân trắng và tôm sú), với diện tích gần 19 ha. Qua công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra của chính quyền và cơ quan chức năng, đến nay, một số hộ dân hiểu rõ tác hại của việc nuôi tôm sai qui hoạch nên đã chuyển đổi sang vật nuôi khác phù hợp.
Tuy nhiên, còn hơn 70 hộ dân trên địa bàn xã đã ký cam kết nhưng vẫn tiếp tục thả tôm (thời gian thả từ 10 - 60 ngày).
Theo Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12-9-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, các hộ nêu trên đã vi phạm Điểm a, Khoản 4, Điều 24 của Nghị định bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng với hành vi “địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép”.
Đoàn đến từng hộ dân đang thả tôm trong vùng nước ngọt lập biên bản vi phạm hành chính đồng thời trám lấp các giếng nước mặn khi phát hiện. Sau đợt lập biên bản các hộ dân bị vi phạm, Đoàn công tác sẽ tham mưu cho cấp lãnh đạo ra quyết định xử phạt theo qui định đối với các hộ dân cố ý làm sai chủ trương của Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm

Giá tiêu tăng cao, hàng trăm hộ nông dân tại huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã đổ xô đi trồng loại cây này.

12 hộ nuôi heo tại Tiền Giang có 32 mẫu nước tiểu dương tính với chất tạo nạc salbutamol bị xử phạt 7,5 triệu đồng/hộ.

Ngày 16-9, ông Trần Duy Khanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết đã có kết luận về vụ thịt đùi gà Mỹ giá siêu rẻ bán tại Việt Nam và khẳng định có gian lận thương mại trong việc nhập khẩu đùi, cánh gà Mỹ.

Trong bảy tháng đầu năm 2015 Thái Lan vẫn đứng đầu trong tốp 10 nước cung cấp rau quả nhiều nhất vào Việt Nam, đạt hơn 95,7 triệu đô la Mỹ, Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết vào ngày 16-9.

rong khi Việt Nam chịu thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc ở nhiều ngành hàng thì trong thương mại gỗ, Việt Nam lại đạt mức thặng dư bình quân hàng năm khoảng 600 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, thương mại ngành hàng này giữa hai nước lại thể hiện tính thiếu bền vững, nhiều rủi ro và cần phải có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.