An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) Xử Lý Các Hộ Dân Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Ngọt Hóa

Từ ngày 8 đến 10-7-2014, Đoàn công tác huyện do bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri làm trưởng đoàn phối hợp với lãnh đạo xã An Hiệp tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi tôm trong vùng nước ngọt (ngoài quy hoạch).
An Hiệp có 123 hộ nuôi tôm biển trong vùng nước ngọt (tôm thẻ chân trắng và tôm sú), với diện tích gần 19 ha. Qua công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra của chính quyền và cơ quan chức năng, đến nay, một số hộ dân hiểu rõ tác hại của việc nuôi tôm sai qui hoạch nên đã chuyển đổi sang vật nuôi khác phù hợp.
Tuy nhiên, còn hơn 70 hộ dân trên địa bàn xã đã ký cam kết nhưng vẫn tiếp tục thả tôm (thời gian thả từ 10 - 60 ngày).
Theo Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12-9-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, các hộ nêu trên đã vi phạm Điểm a, Khoản 4, Điều 24 của Nghị định bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng với hành vi “địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép”.
Đoàn đến từng hộ dân đang thả tôm trong vùng nước ngọt lập biên bản vi phạm hành chính đồng thời trám lấp các giếng nước mặn khi phát hiện. Sau đợt lập biên bản các hộ dân bị vi phạm, Đoàn công tác sẽ tham mưu cho cấp lãnh đạo ra quyết định xử phạt theo qui định đối với các hộ dân cố ý làm sai chủ trương của Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mùa đông 2014 - 2015, toàn tỉnh Lào Cai có 39.000/65.000 hộ chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn cho khoảng 110.000 gia súc, chủ yếu là dự trữ nguồn thức ăn thô và thức ăn tinh.

Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.

Theo một số hộ nuôi vịt trên địa bàn huyện Thống Nhất (Đồng Nai), hiện nay giá vịt đang được các thương lái thu mua ở mức từ 36 – 37 nghìn đồng/kg, giảm từ 23 – 24 nghìn đồng/kg so với cách đây một tháng. Với giá vịt như hiện nay, người chăn nuôi chỉ huề vốn chứ không có lời.

Bên cạnh các loại cây hoa màu chủ lực khác, những năm gần đây cây cà tím Nhật Bản được nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lựa chọn bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể…

Trong thời gian gần đây, bệnh trên cây mì liên tục xảy ra, nên hầu hết người trồng khoai mì trên địa bàn xã chọn phương án trồng cây tràm ghép cao sản để cải tạo đất, tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, thương lái mua tại đám từ 60 triệu đến 65 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nếu chỉ trồng khoai mì, 1ha đất chỉ đạt hơn 20 triệu đồng.