Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Giang Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Thủy Sản

An Giang Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 30/10/2014

Thời gian qua, một trong những thành tựu của ngành khoa học công nghệ là đã tổ chức triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống thủy sản, hoàn thiện các quy trình nuôi các đối tượng thủy sản khác nhau... theo hướng công nghệ cao, như: Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”; “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới tính trong ao đất tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang”; “Xây dựng mô hình và sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”; “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá trê vàng Clarias macrocephalus”...

Cụ thể: Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới tính trong ao đất tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì. Dự án đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân, giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích nuôi do giá trị sản phẩm cao hơn giúp tăng thu nhập cho nông dân.

Ngoài ra, mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực thương phẩm trong ao đất tận dụng các ao nuôi cá tra thương phẩm bỏ trống góp phần khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và tạo ra vùng nguyên liệu tôm càng xanh thương phẩm cung cấp ổn định quanh năm cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và hướng đến thị trường xuất khẩu.

Giải quyết được việc nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất như hiện nay (đối với mô hình nuôi tôm ruộng lúa); sau 07 tháng nuôi trọng lượng tôm càng xanh toàn đực bình quân 50 gram/con (chiếm 60 - 70%), tỷ lệ sống từ 30 - 40%, tỷ lệ tôm vượt đàn > 50 gram/con (5 -10 %), năng suất tôm càng xanh đạt trên 2 - 2,5 tấn/ha.

Dự án “Xây dựng mô hình và sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” do trường Đại học Cần Thơ thực hiện: Dự án đã ứng dụng tốt các giải pháp công nghệ tác động nhằm cải thiện chất lượng nước và sức sản xuất sinh học từ hệ thống nuôi, góp phần nâng cao tỷ lệ sống, tăng trưởng, năng suất và hiệu quả lợi nhuận cho người nông dân. Đến nay giải pháp công nghệ này đã được nhiều hộ dân áp dụng vào sản xuất.

Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện: Dự án nhằm mục tiêu xây dựng và vận hành thành công mô hình “2 vụ tôm - 1 vụ lúa hay 2 vụ tôm - 1 vụ màu” với sản lượng 2.000 kg/ha/năm, lợi nhuận ≥ 150 triệu đồng/ha/năm (với giá tôm càng xanh 170.000 đồng/kg). Kết quả của dự án sẽ xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa (2 vụ tôm - 1 vụ lúa).

Qua những nghiên cứu này bước đầu đã nghiên cứu hoàn thiện được 02 quy trình nuôi tôm càng xanh; 01 quy trình phòng và trị bệnh trên lươn; 01 quy trình sinh sản nhân tạo cá rô biến... đã tạo ra được góp phần làm đa dạng hóa đối tượng nuôi, vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, tạo cơ sở, nền tảng cho việc chủ động nguồn cung cấp giống thủy sản có giá trị và đang có nguy cơ tuyệt chủng.


Có thể bạn quan tâm

Chăm Sóc Lúa Đông Xuân Đảm Bảo “Ăn Chắc” Chăm Sóc Lúa Đông Xuân Đảm Bảo “Ăn Chắc”

Vụ lúa đông xuân 2014 - 2015, nông dân TP Cần Thơ xuống giống hơn 87.000 ha, lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, thời tiết đang trong mùa lạnh, thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại lúa phát triển, do đó lúa đông xuân cần được quan tâm chăm sóc và quản lý dịch hại tốt, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán 2015…

15/01/2015
Những Cánh Đồng Trăm Triệu Ở Phúc Thọ (Hà Nội) Những Cánh Đồng Trăm Triệu Ở Phúc Thọ (Hà Nội)

Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.

15/01/2015
Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững

Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.

15/01/2015
Ông Nguyễn Trí An Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao Ông Nguyễn Trí An Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao

Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.

15/01/2015
Đổi Đời Nhờ Trồng Cây Quý Hiếm Đổi Đời Nhờ Trồng Cây Quý Hiếm

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.

15/01/2015