An Giang thực hiện chuỗi liên kết giúp gỡ khó cho cá tra xuất khẩu

Với quy mô dự án có tổng diện tích mặt nước thực hiện dự án là 41,5 ha (trong đó vùng nuôi cá nguyên liệu của doanh nghiệp là 18,6 ha, thực hiện lien kết với 8 hộ nông dân nuôi cá là 22,95 ha), tổng nguồn vốn vay để thực hiện dự án là 234,7 tỷ đồng.
Với phương thức ngân hàng thương mại cho vay đến hộ nông dân liên kết để đầu tư thức ăn nuôi cá, thông qua việc giải ngân đến đơn vị cung ứng thức ăn cho cá theo từng đơn đặt hàng do Trung tâm chuỗi lien kết xác nhận.
Công ty Thuận An thực hiện bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch cho nông dân theo giá thị trường tại thời điểm và thực hiện thanh toán ngay cho nông dân phần chênh lệch, sau khi trừ số tiền vốn do ngân hàng thương mại đã đầu tư tiền thức ăn cho hộ nông dân trong vụ nuôi cá, thời gian hoàn thành chu kỳ nuôi cá là 10 tháng.
Dự án chuỗi liên kết đã chính thức đi vào thực hiện từ tháng 8/2014, đến nay đã triển khai thả cá giống trên diện tích mặt nước là 36 ha (trong 47 ao thả cá), đạt 86,6% so kế hoạch dự án. Trong đó vùng nuôi của Công ty Thuận An đã thả cá trên diện tích 18,6 ha, và 8 hộ lien kết đã thả cá được 17,4 ha diện tích mặt nước. Đồng thời các ngân hàng thương mại đã tiến hành giải ngân được 205,8 tỷ đồng, đạt 87,7% so hạn mức tín dụng của dự án.nuôi.
Tính đến thời điểm tháng 4/2015, đã thu hoạch được 18 ao, với tổng sản lượng đạt 5.523 tấn, đạt 42,3% so kế hoạch dự án, trong đó 8 ao nuôi cá của 4 hộ liên kết với sản lượng 1.765 tấn, và có 9 ao thu hoạch thuộc vùng nuôi của Công ty Thuận An, với sản lượng 3.662 tấn. Kích cở cá thu hoạch từ 0,7 Kg đến 0,9 Kg/ con, hệ số tiêu hao thức ăn bình quân 1,56, tổng giá trị cá đã thu hoạch đạt 135 tỷ đồng, hiện Công ty đã thực hiện việc bao tiêu sản lượng cá theo đơn giá thị trường tại thời điểm mua.
Qua kết quả so sánh số liệu về chi phí đầu tư, cho thấy giá thành nuôi cá của hộ nuôi có tham gia mô hình chuỗi lien kết giảm 500 đồng/ kg, so với hộ nuôi chưa tham gia chuỗi lien kết, mỗi Kg cá thương phẩm có mức lãi từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng, trung bình người nuôi có lãi khoảng từ 480 triệu đồng đến 640 triệu đồng/ha/vụ.
Đây là chuỗi liên kết sản xuất cá tra, chế biến, xuất khẩu được triển khai chặt chẽ lien kết dọc (Doanh nghiệp - người nuôi - ngân hàng), và liên kết ngang (Giữa đơn vị cung ứng thức ăn - người nuôi - doanh nghiệp - ngân hàng), cho kết quả đạt hiệu quả tốt so với ngoài vùng dự án và giải quyết được vấn đề còn tồn tại hiện nay trong việc nuôi cá tra xuất khẩu là vốn nuôi và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có khả năng nhân rộng để phát triển nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây gần 10 năm, ông Nguyễn Văn Hồng, ở xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) đã chặt hết hồng xiêm, vải thiều, táo để trồng bưởi Diễn. Ban đầu hàng xóm cho ông là “dở người”, nhưng càng về sau càng thấy việc ông làm mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét.

Có giá đến 200.000 đồng một hạt giống, trội hơn hẳn các loại cây khác trên thị trường, nhưng chuối tài lộc được nhiều nhà vườn thu mua để trồng, chờ bán dịp Tết.

Đó là đánh giá chung của nhiều đại biểu tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 62 Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, do Bộ NNPTNT tổ chức hôm 10.11 ở TP.HCM.

Sở dĩ nông dân đồng bằng sông Cửu Long có thời gian dài chỉ chú trọng sản xuất các giống lúa chất lượng thấp, là do bị thị trường chi phối, một mặt các tỉnh cũng muốn “đua” về thành tích sản xuất lúa, nên đã không chỉ đạo quyết liệt việc sử dụng các giống lúa chất lượng cao.

Không khó để có được những cây cà chua sạch sai trĩu quả vừa để ăn vừa làm đẹp cho không gian của ngôi nhà nếu bạn làm theo các bước dưới đây: