An Giang Lai Tạo Thành Công Giống Bò Red Angus

Giống bò Red Angus, con đực trưởng thành nặng đến 1 tấn và tỷ lệ thịt nạc chiếm 70% trọng lượng cơ thể.
Bê lai 2 ngày tuổi (nặng 24 kg) của ông Chau Băng (ấp Phước Bình, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn) do dự án do Chi cục Thú y An Giang hỗ trợ
KS Mai Tân Trào, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y An Giang cho biết: Ban quản lý Dự án lai tạo giống bò Red Angus (Chi cục Thú y làm chủ đầu tư) vừa nghiệm thu 11 con bê lai tại 5 hộ chăn nuôi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Trước đó, tháng 7/2013, dự án đã chọn 162 con bò cái giống lai Sind có trọng lượng từ 200 kg trở lên của các hộ chăn nuôi ở hai huyện nói trên để gieo tinh nhân tạo giống bò nhập khẩu Red Angus. Kết quả, thụ thai gần 100% và 5 hộ đầu tiên thu được 11 con bê lai Red Angus. Dự kiến, đến cuối tháng 7/2014 sẽ nghiệm thu khoảng 150 bê lai nữa.
Theo KS Mai Tân Trào, giống bò Red Angus, con đực trưởng thành nặng đến 1 tấn và tỷ lệ thịt nạc chiếm 70% trọng lượng cơ thể.
Có thể bạn quan tâm

Trên các ruộng mía xã Tân Đức (Hàm Tân - Bình Thuận), hiện nay nông dân đã thu hoạch xong vụ mía năm 2013 - 2014. Đất còn ẩm, các gốc mía đã bắt đầu nảy mầm. Đây là thời kỳ đồng mía cần người dọn đồng, chăm sóc xới gốc, làm cỏ... Thế nhưng, nhiều ruộng mía chỉ trơ những gốc, lá khô và vắng bóng người làm.

Vào những ngày trung tuần tháng 5, nhiều trại chăn nuôi ở khu vực miền Nam lại “lo không có heo để bán” vì giá đang lên ở mức rất cao. Với giá 50.000 - 55.000 đồng/kg heo hơi, nhiều chủ trang trại đang lên kế hoạch tăng thêm đàn và điều này lại khiến cho nhiều người lo ngay ngáy vì nuôi nhiều sẽ ế vì thừa?

Mới đầu mùa khô nhưng tình trạng hạn hán đã đến mức báo động. Hàng ngàn hécta lúa đứng trước nguy cơ chết cháy, hàng nghìn người đang gấp gáp căng sức chống chọi với hạn hán.

Xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) là địa phương có nhiều vùng đất cát, trồng hoa màu kém hiệu quả. Tận dụng những vùng đất nhỏ, trồng hoa màu không hiệu quả nhiều hộ dân ở xã Ninh Ích đã trồng cây tam thất để tăng thu nhập.

Cách đây 2 năm, anh về xã Phước Hậu, Phước Thuận (Ninh Phước) học hỏi kinh nghiệm chuyển đổi 2 sào đất sang trồng táo. Năm 2013 cắt 3 lứa táo bán được hơn 100 triệu đồng, tính ra mỗi ha cho thu nhập 500 triệu đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.