An Giang Lai Tạo Thành Công Giống Bò Red Angus

Giống bò Red Angus, con đực trưởng thành nặng đến 1 tấn và tỷ lệ thịt nạc chiếm 70% trọng lượng cơ thể.
Bê lai 2 ngày tuổi (nặng 24 kg) của ông Chau Băng (ấp Phước Bình, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn) do dự án do Chi cục Thú y An Giang hỗ trợ
KS Mai Tân Trào, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y An Giang cho biết: Ban quản lý Dự án lai tạo giống bò Red Angus (Chi cục Thú y làm chủ đầu tư) vừa nghiệm thu 11 con bê lai tại 5 hộ chăn nuôi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Trước đó, tháng 7/2013, dự án đã chọn 162 con bò cái giống lai Sind có trọng lượng từ 200 kg trở lên của các hộ chăn nuôi ở hai huyện nói trên để gieo tinh nhân tạo giống bò nhập khẩu Red Angus. Kết quả, thụ thai gần 100% và 5 hộ đầu tiên thu được 11 con bê lai Red Angus. Dự kiến, đến cuối tháng 7/2014 sẽ nghiệm thu khoảng 150 bê lai nữa.
Theo KS Mai Tân Trào, giống bò Red Angus, con đực trưởng thành nặng đến 1 tấn và tỷ lệ thịt nạc chiếm 70% trọng lượng cơ thể.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 18/34 xã, phường, thị trấn thực hiện khai báo thả giống và thiệt hại trong nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (TC-BTC).

Năm 2013, thời tiết diễn biến phức tạp, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn không thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản. Tháng 4 và 5-2013 tại vùng nuôi tôm thẻ chân trắng có hiện tượng tôm chết. Trong tháng 6-2013, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 có gần 100ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị chết do sốc môi trường.

Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...

Cứ tưởng rằng ở trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ và độc đáo, một lão nông được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã "phát tài" nhờ nuôi thành công con cá tầm. Ông tên là Hà Văn Vận, dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.