An Giang Bảo Tồn Nguồn Gen Động Vật, Thực Vật

Tin vui đến với những nông dân (ND) trồng lúa mùa nổi ở huyện Tri Tôn (An Giang), đó là Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cam kết bao tiêu toàn bộ lúa mùa nổi do ND sản xuất. Lúa mùa nổi tại An Giang hiện được coi là đặc sản “sạch”, bởi sản phẩm gạo không có dư lượng thuốc trừ sâu.
Giá bán của loại lúa này từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, cao gần gấp 3 lần giá lúa sản xuất đại trà, trừ chi phí, ND thu lợi nhuận khoảng 10 - 12 triệu đồng/héc-ta/vụ/năm. Trên thị trường, giá gạo của lúa mùa nổi 25.000 đồng/kg.
Cũng tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, nơi có đặc sản nổi tiếng là đường thốt nốt, đang có hiện tượng bị khai thác tận diệt. Vì hiện nay, có những thương lái tìm mua cây thốt nốt với giá cao, để được đốn lấy gỗ làm đồ nội thất, cây nhỏ thì bứng gốc làm cây cảnh. Thốt nốt được xếp vào loại "Sách đỏ" của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới, ngoài việc sử dụng làm nước giải khát, đường... cây thốt nốt còn được coi là biểu tượng du lịch của các huyện vùng núi phía Tây Nam.
Năm vừa qua, lại rộ lên tin "cá hô khủng" hay "thủy quái" sa lưới ngư dân trên sông Cửu Long. Những con cá quý hiếm nặng trên trăm ký, bị bán sang tay từ người đánh bắt, với giá cao nhất (hàng triệu đồng/kg) để vào nhà hàng thành món ăn cho những khách ăn sành điệu thưởng thức. Nhìn thấy những con cá nằm bất động trong vòng vây người hiếu kỳ đến xem đã cho thấy loài thủy sản sẽ đi vào con đường tuyệt chủng không xa.
Lúa mùa nổi nhờ được chủ trương khôi phục, lưu giữ nên đã được nâng cao giá trị kinh tế, bảo tồn được nguồn gen quý hiếm. Khu du lịch sinh thái rừng Trà Sư thu hút được khách du lịch gần xa cũng nhờ được bảo vệ, nên động, thực vật mới có cơ hội phát triển, sinh sôi nẩy nở ngày càng phong phú, đa dạng về mặt sinh học, mang lại lợi ích kinh tế vì tạo được cảnh quan du lịch hấp dẫn.
Bảo tồn và khai thác nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật để giữ được đa dạng sinh học là việc làm cần thiết và thường xuyên trong sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh học quốc gia theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Cơ quan Thú y vùng VII, thành phố Cần Thơ vừa kết hợp với ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) kiểm tra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại ấp Lợi Đông, xã Hòa Mỹ.

Năm 2014, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đặt ra chỉ tiêu phát triển mới 9.500 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, đến nay nông dân đã thực hiện được gần 1.000 ha.

Ngoài quýt, ông Tứ còn trồng xen canh, đa cây để có nguồn thu nhập ổn định. Hiện nay, vườn cây ăn quả của gia đình ông có khoảng 800 cây quýt đường, 130 trụ tiêu, 200 cây chôm chôm thái và 600 cây na. Tất cả các loại cây năm nay đều đã cho thu hoạch. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu lãi gần 400 triệu đồng/năm.

Đến nay đàn vịt của gia đình ông Huân đã lên đến hơn 200 con, mỗi ngày thu được khoảng 200 quả trứng. Với giá bán sỉ, trừ chi phí gia đình ông thu về khoảng 600.000 đồng/ngày.

Đài Truyền hình ABC của Australia vừa phát phóng sự về hoạt động nuôi trồng thủy sản trong nước và nhu cầu rất lớn đối với loại mặt hàng này, trong đó đánh giá tích cực về thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.