Ấn Độ Nhập Khẩu Tiêu Việt Nam Nhiều Nhất

Sản lượng tiêu giảm dẫn đến giá tiêu trong nước tăng, khiến việc NK tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của Ấn Độ tăng cao.
Với tình hình XK như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch XK hạt tiêu của Việt Nam sang các nước Nam Á sẽ đạt trên 160 triệu USD.
Mặt hàng hạt tiêu XK của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường trong khu vực Nam Á (trừ Afghanistan, Butan và Maldives), trong đó, Ấn Độ là thị trường NK lớn nhất (chiếm khoảng 59% tổng kim ngạch). Tiếp theo là Pakistan (35%), Bangladesh (3,4%), Nepal (2,2%), Sri Lanca (0,4%).
Trong 7 tháng đầu năm 2014, nhìn chung, kim ngạch XK hạt tiêu của Việt Nam sang các nước khu vực Nam Á đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013: Ấn Độ tăng 109,66%; Pakistan tăng 211,13%; Banladesh tăng 410,94%; Nepal tăng 748%; Sri Lanca tăng 460%.
Có thể bạn quan tâm

Về thôn Tiên Xá, xã Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, chúng tôi được ông chủ trang trại Ngô Văn Tốn hồ hởi giới thiệu khu chăn nuôi hiện đại, khép kín với hơn 1000 con lợn nái chăn nuôi gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. 10 năm qua, sự liên kết với doanh nghiệp này đã giúp ông Tốn có thể “bình tĩnh” trước những cơn biến động giá của thị trường.

Các đợt kiểm tra gần đây cho thấy 50% các mẫu phân bón được lấy để kiểm tra cho kết quả là kém chất lượng cả về yếu tố đa lượng và vi lượng.

Thời điểm hiện nay, nông dân các huyện Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Lão, thị xã An Nhơn (Bình Định)… đang vào chính vụ thu hoạch ớt vụ Đông Xuân 2013 - 2014 với niềm vui trúng mùa, được giá. Giá ớt hiện được thương lái thu mua tại ruộng từ 11.000 - 14.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với các niên vụ trước.

Theo dự báo của Chi cục Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu, vụ tiêu năm nay được đánh giá là được mùa đối với các vùng trồng tiêu trên địa bàn tỉnh. Do dịch bệnh được kiểm soát, năng suất cao hơn vụ trước 10-15%.

Ngày 8-4, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) Hậu Giang tổ chức buổi Hội thảo đánh giá đặc tính và chọn ra các giống lúa có triển vọng làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới tại ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ.