Ấn Độ Nhập Khẩu Tiêu Việt Nam Nhiều Nhất

Sản lượng tiêu giảm dẫn đến giá tiêu trong nước tăng, khiến việc NK tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của Ấn Độ tăng cao.
Với tình hình XK như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch XK hạt tiêu của Việt Nam sang các nước Nam Á sẽ đạt trên 160 triệu USD.
Mặt hàng hạt tiêu XK của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường trong khu vực Nam Á (trừ Afghanistan, Butan và Maldives), trong đó, Ấn Độ là thị trường NK lớn nhất (chiếm khoảng 59% tổng kim ngạch). Tiếp theo là Pakistan (35%), Bangladesh (3,4%), Nepal (2,2%), Sri Lanca (0,4%).
Trong 7 tháng đầu năm 2014, nhìn chung, kim ngạch XK hạt tiêu của Việt Nam sang các nước khu vực Nam Á đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013: Ấn Độ tăng 109,66%; Pakistan tăng 211,13%; Banladesh tăng 410,94%; Nepal tăng 748%; Sri Lanca tăng 460%.
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất thanh long đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Bình Thuận; là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của trái cây Bình Thuận.

Với sự vào cuộc quyết liệt từ UBND tỉnh Bình Thuận đến các ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương, đến giữa tháng 11 toàn tỉnh chỉ còn 5.359 ha thanh long nhiễm bệnh đốm nâu.

Với diện tích mặt bằng chưa đầy 100m2, ông Trương Ngọc Xuân, tổ dân phố số 4, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vẫn có lãi hơn 200 triệu đồng/năm từ trồng hoa lan. Điều thú vị là vị trí của vườn lan trồng trên ao nuôi cá.

Huyện Bến Lức (Long An) một thời nổi danh với cây dứa. Những năm gần đây, người dân nơi đây chuyển sang trồng chanh không hạt và ngày càng SX hiệu quả, chất lượng.

Từ thân bắp, cùi bắp, vỏ lụa đến vỏ hạt điều, vỏ cà phê, dầu từ vỏ hạt điều, bã vỏ hạt điều, bột vỏ quả dừa, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chế biến và “biến” nguồn rác nông nghiệp này thành mặt hàng xuất khẩu mang về cho đất nước nhiều triệu USD.