Ấn Độ Nhập Khẩu Gạo Lần Đầu Tiên Trong 1/4 Thế Kỷ

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang chuẩn bị nhập khẩu gạo lần đầu tiên trong vòng gần một phần tư thế kỷ, nhằm cung cấp lương thực cho khu vực vùng sâu vùng xa.
Các khu vực cần gạo nằm ở miền đông bắc đất nước, nơi tuyến đường sắt đang được tu bổ khiến việc vận chuyển bị gián đoạn.
Các quan chức Ấn Độ cho biết, nước này sẽ nhập khẩu trên 100.000 tấn gạo từ nước láng giềng Myanmar trong vài tháng tới qua các cuộc đấu thầu với khối lượng mỗi gói khoảng 10.000 đến 30.000 tấn.
Gạo nhập khẩu và gạo dự trữ trong nước sẽ được phân phối cho khu vực miền bắc Ấn Độ qua cảng Ashuganj của Bangladesh.
Việc nhập khẩu và phân phối gạo là những thách thức đối với quốc gia đang nỗ lực trở thành cường quốc nông nghiệp trong khu vực. Tuy nhiên, khối lượng gạo nhập khẩu lần này của Ấn Độ quá nhỏ để có thể gây tác động đáng kể đến thị trường lúa gạo khu vực và thế giới.
Ấn Độ đã soán ngôi Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2012, với lượng xuất khẩu hàng năm từ đó tới nay luôn đạt khoảng 10 triệu tấn. Ấn Độ nhập khẩu gạo lần gần đây nhất là vào đầu những năm 1990.
Ấn Độ đang tiến hành cải tổ trên quy mô lớn hệ thống hạ tầng cơ sở, trong đó có hệ thống đường sắt – được xây dựng từ thời thuộc Anh khoảng gần 100 năm trước. Việc mở rộng kích thước đường sắt sẽ bắt đầu được tiến hành từ tháng 10 tới, và có thể hoàn thành vào tháng 4/2015.
Các bang Tripura, Mizoram, Manipur, và một số khu vực của bang Assam, nơi thường tiếp nhận ngũ cốc từ các cánh đồng lớn ở miền Bắc Ấn Độ, sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc cải tổ hệ thống hạ tầng cơ sở. Gạo là lương thực chính của khu vực này, với lượng tiêu thụ ước tới 80.000 tấn mỗi tháng.
Chuyển gạo qua Bangladesh, nơi chỉ cách khu vực vài trăm km, sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian hơn nhiều so với vận chuyển bằng ô tô qua đường bộ - phải mất trên 1000 km, phần lớn là đường đèo núi.
Tổng công ty Lương thực quốc doanh Ấn Độ (FCI), đơn vị thu mua ngũ cốc chính của quốc gia này, vẫn sử dụng đường sắt để chuyển gạo và các ngũ cốc khác tới các bang miền Đông Bắc. Song do hệ thống đường sắt nhỏ và cũ nên việc vận chuyển thường xuyên bị chậm trễ hoặc gián đoạn.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong năm nay nếu ngành cá tra được ưu tiên vốn, đồng thời lãi suất về dưới 15%/năm thì giá thành sản xuất sẽ có khả năng cạnh tranh, và kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 2 tỉ Đô la Mỹ.

Sau một thời gian giá cá tra nguyên liệu tăng lên ở mức đảm bảo cho người nuôi có lãi thì đầu tháng 4/2012, giá cá tra nguyên liệu lại giảm mạnh, khiến người nuôi tiếp tục sống trong cảnh thấp thỏm âu lo. Điệp khúc rớt giá không còn là vấn đề mới nhưng vì sao tình trạng này vẫn liên tiếp diễn ra?

Ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh, gắn bó với nghề nuôi tôm hùm gần 20 năm với bao thăng trầm, nay đã trở thành tỷ phú.

Theo TS Lê Ngọc Báu, viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên, diện tích cà phê già cỗi (có độ tuổi trên 20 năm) cả nước hiện lên tới trên 100.000 ha, dự kiến trong năm năm tới diện tích này sẽ tăng lên 150.000 ha.

Tuy nhiên khi mua lan rừng về chưng chơi sau khi bông tàn muốn cây ra bông trở lại giống như những loại lan được nhập khẩu lại rất khó, nhiều người đã vứt bỏ hoặc cố gắng dưỡng chúng để "chơi lá". Làm như vậy thì uổng phí quá. Sau đây chúng tôi xin mách các bạn cách làm cho lan rừng ra bông trở lại.