Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ấn Độ Nhập Khẩu Gạo Lần Đầu Tiên Trong 1/4 Thế Kỷ

Ấn Độ Nhập Khẩu Gạo Lần Đầu Tiên Trong 1/4 Thế Kỷ
Ngày đăng: 22/09/2014

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang chuẩn bị nhập khẩu gạo lần đầu tiên trong vòng gần một phần tư thế kỷ, nhằm cung cấp lương thực cho khu vực vùng sâu vùng xa.

Các khu vực cần gạo nằm ở miền đông bắc đất nước, nơi tuyến đường sắt đang được tu bổ khiến việc vận chuyển bị gián đoạn.

Các quan chức Ấn Độ cho biết, nước này sẽ nhập khẩu trên 100.000 tấn gạo từ nước láng giềng Myanmar trong vài tháng tới qua các cuộc đấu thầu với khối lượng mỗi gói khoảng 10.000 đến 30.000 tấn.

Gạo nhập khẩu và gạo dự trữ trong nước sẽ được phân phối cho khu vực miền bắc Ấn Độ qua cảng Ashuganj của Bangladesh.

Việc nhập khẩu và phân phối gạo là những thách thức đối với quốc gia đang nỗ lực trở thành cường quốc nông nghiệp trong khu vực. Tuy nhiên, khối lượng gạo nhập khẩu lần này của Ấn Độ quá nhỏ để có thể gây tác động đáng kể đến thị trường lúa gạo khu vực và thế giới.

Ấn Độ đã soán ngôi Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2012, với lượng xuất khẩu hàng năm từ đó tới nay luôn đạt khoảng 10 triệu tấn. Ấn Độ nhập khẩu gạo lần gần đây nhất là vào đầu những năm 1990.

Ấn Độ đang tiến hành cải tổ trên quy mô lớn hệ thống hạ tầng cơ sở, trong đó có hệ thống đường sắt – được xây dựng từ thời thuộc Anh khoảng gần 100 năm trước. Việc mở rộng kích thước đường sắt sẽ bắt đầu được tiến hành từ tháng 10 tới, và có thể hoàn thành vào tháng 4/2015.

Các bang Tripura, Mizoram, Manipur, và một số khu vực của bang Assam, nơi thường tiếp nhận ngũ cốc từ các cánh đồng lớn ở miền Bắc Ấn Độ, sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc cải tổ hệ thống hạ tầng cơ sở. Gạo là lương thực chính của khu vực này, với lượng tiêu thụ ước tới 80.000 tấn mỗi tháng.

Chuyển gạo qua Bangladesh, nơi chỉ cách khu vực vài trăm km, sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian hơn nhiều so với vận chuyển bằng ô tô qua đường bộ - phải mất trên 1000 km, phần lớn là đường đèo núi.

Tổng công ty Lương thực quốc doanh Ấn Độ (FCI), đơn vị thu mua ngũ cốc chính của quốc gia này, vẫn sử dụng đường sắt để chuyển gạo và các ngũ cốc khác tới các bang miền Đông Bắc. Song do hệ thống đường sắt nhỏ và cũ nên việc vận chuyển thường xuyên bị chậm trễ hoặc gián đoạn.


Có thể bạn quan tâm

Trăn Đột Biến Giá Cực Cao Trăn Đột Biến Giá Cực Cao

Gắn bó với việc nuôi động vật hoang dã nhiều năm nay, ông Thái Vinh Thai, chủ trang trại nuôi trăn, cá sấu ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (An Giang), cho biết: “Trước đây trại tôi nuôi trên 1.000 con gồm cả trăn đất và trăn gấm mà rất hiếm khi có được trăn đột biến.

04/03/2015
Ra Mắt Cty CP XK Cao Su VRG Nhật Bản Ra Mắt Cty CP XK Cao Su VRG Nhật Bản

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Tuấn Anh đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực đi đúng hướng của VRG trong việc thành lập Cty VRG JAPAN và cho rằng việc ra đời của Cty không chỉ đa dạng hóa thị trường mà còn nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm XK cao su, góp phần vào việc tiêu thụ mủ cao su bền vững trong thời gian tới.

04/03/2015
Trúng Đậm Vụ Cá Trích Trúng Đậm Vụ Cá Trích

Anh Trần Văn Nam, thôn Diêm Hà Hạ, xã Gio Hải cho biết, thời tiết thuận lợi nên thuyền của anh ra khơi từ ngày mùng 2 tết. Tưởng chừng mẻ lưới đầu tiên chỉ để “lấy ngày”, không ngờ khi kéo lên đã bắt được hơn 2 tạ cá. So với đầu xuân năm 2014, cá trích năm nay vừa được mùa vừa được giá – anh Nam cho biết thêm.

04/03/2015
Tìm Biện Pháp “Giải Cứu” 100.000 Ha Lúa Đông Xuân Tìm Biện Pháp “Giải Cứu” 100.000 Ha Lúa Đông Xuân

Vì vậy, những diện tích gieo cấy trước thời vụ, trước thời điểm Lập xuân, trà xuân sớm, trà xuân trung, các giống lúa ngắn ngày có nguy cơ trỗ sớm và có thể gặp rét vào cuối vụ, gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa. Ngoài ra, nguy cơ thiếu nước và tình hình sâu bệnh có khả năng diễn biến hết sức phức tạp.

04/03/2015
Giá Tôm Nước Lợ Năm 2015 Thật Khó Đoán Giá Tôm Nước Lợ Năm 2015 Thật Khó Đoán

Từ năm 2013 đến nay, giá tôm thế giới liên tục nằm ở mức cao do sản lượng tôm giảm mạnh dưới ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Năm 2014, EMS trên tôm tại một số nước đã cơ bản được khống chế nhưng vẫn còn hoành hành tại một số nước sản xuất tôm lớn trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan. Thật khó có thể đưa ra dự báo về giá tôm khi mà ảnh hưởng của EMS và kết quả khắc phục sau đó vẫn rất khó dự đoán.

05/03/2015