Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ấn Độ Chú Trọng Nuôi Tôm Chân Trắng Và Tôm Sú

Ấn Độ Chú Trọng Nuôi Tôm Chân Trắng Và Tôm Sú
Ngày đăng: 11/09/2014

Ấn Độ nên tập trung vào tôm chân trắng như tôm sú, Mayank - Giám đốc điều hành trang trại nuôi tôm đã phát biểu tại Hội nghị bàn tròn về Nuôi trồng thủy sản năm 2014 (TARS) họp tại Phuket, Thái Lan vào ngày 20/8 vừa qua.

Tuy nhiên, người nuôi tôm ở Ấn Độ chỉ nên nuôi một vụ tôm chân trắng thay vì 2, mật độ thả thấp và chú trọng nuôi tôm cỡ lớn. Điều này cũng tương tự như các phương pháp được sử dụng để nuôi tôm sú, loài nuôi truyền thống ở Ấn Độ trong suốt 25 năm qua.

Hiện nay ngày càng nhiều ao nuôi tôm sú được chuyển sang nuôi tôm chân trắng. Xu hướng này được thấy rõ trên cả nước.

Số lượng ao Mayank là dành cho nuôi tôm chân trắng tăng từ 20 năm 2012 lên 44 năm 2013 và lên tới 100 vào năm 2014, ông nói. Công ty của ông là tập trung vào sản xuất quy mô lớn và chỉ nuôi một vụ. Tôm thu hoạch đạt cỡ trung bình 26/30 con/kg.

Mật độ thả trung bình mỗi mét vuông là 20 tôm giống, so với trung bình 50/100 con/m2 mà nông dân Ấn Độ đang tăng cường sản xuất để thu lợi tối đa từ tôm được giá.

"Sẽ luôn có nhu cầu đối với tôm cỡ lớn và lợi nhuận thu từ tôm cỡ lớn cũng cao hơn. Nuôi tôm cỡ lớn sẽ cho năng suất tốt hơn và nuôi một vụ sẽ giảm thiểu rủi ro dịch bệnh hơn là nuôi hai vụ. Yêu cầu về giống cũng ít hơn”.

Với cơ sở hạ tầng, sản xuất tôm giống bố mẹ và tôm giống post đang phát triển tốt, nuôi tôm chân trắng là tối ưu nhất.

90-95% tôm nuôi của Ấn Độ được XK. Cho đến năm 2009, Ấn Độ chỉ nuôi tôm sú nhưng do dịch bệnh nên sản lượng chỉ đạt 80.000 tấn. Sau đó, chính phủ Ấn Độ bắt đầu cho phép nuôi tôm chân trắng. Sản lượng tôm của nước này đã tăng nhanh chóng và đạt khoảng 300.000 tấn với 90% tôm chân trắng.

Theo nhận định, nhu cầu thị trường vẫn tốt mặc dù sản xuất có nhiều vấn đề. Giá tiếp tục tăng và có thể đạt ngưỡng cao kỷ lục năm 2013.


Có thể bạn quan tâm

Biện Pháp Quản Lý Bệnh Thối Rễ, Chết Cành Mãng Cầu Xiêm Ở Huyện Tân Phú Đông Biện Pháp Quản Lý Bệnh Thối Rễ, Chết Cành Mãng Cầu Xiêm Ở Huyện Tân Phú Đông

Vừa qua, Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài "Biện pháp quản lý bệnh thối rễ, chết cành mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông", đề tài do ThS. Đặng Thùy Linh làm Chủ nhiệm, Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì, với mục tiêu xác định tác nhân gây bệnh thối rễ, chết cành của cây mãng cầu xiêm, từ đó tìm ra biện pháp phòng trừ tổng hợp thích hợp, hiệu quả.

19/08/2013
Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh

Người dân Chí Linh (Hải Dương) đang trồng thử nghiệm nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao, trong đó cây na dai đã dần khẳng định vị thế.

19/08/2013
Ông Ngoạn “Hai Nhất” Ông Ngoạn “Hai Nhất”

Ông Lê Huy Ngoạn ở thôn Trân Tảo, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm (Hà Nội) là một trong số nông dân hiếm hoi đạt được hai cái nhất. Đó là nuôi cá sinh sản, cá giống giỏi nhất và trồng ổi Đài Loan đạt hiệu quả kinh tế cao nhất vùng.

20/08/2013
Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Hướng Tới Sản Xuất Hàng Hóa Bền Vững Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Hướng Tới Sản Xuất Hàng Hóa Bền Vững

Trong những ngày đầu tháng 8/2013, Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư kết hợp với Phòng Kinh tế TP Cà Mau chọn 2 ấp Tân Hiệp và Tân Thuộc, xã An Xuyên làm điểm chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn năm 2013.

20/08/2013
Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh (Hải Dương) Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh (Hải Dương)

Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm bà con nông dân ở Chí Linh bước vào vụ thu hoạch na. Gia đình bà Mai Thị Khánh, ở thôn Tân Tiến là một trong những hộ trồng na khá sớm ở xã Hoàng Tiến. Từ năm 2001, khi cây vải giảm giá trị kinh tế, vợ chồng bà đã mạnh dạn chuyển sang chuyên canh trồng cây na dai.

20/08/2013