Ấn Độ Chú Trọng Nuôi Tôm Chân Trắng Và Tôm Sú

Ấn Độ nên tập trung vào tôm chân trắng như tôm sú, Mayank - Giám đốc điều hành trang trại nuôi tôm đã phát biểu tại Hội nghị bàn tròn về Nuôi trồng thủy sản năm 2014 (TARS) họp tại Phuket, Thái Lan vào ngày 20/8 vừa qua.
Tuy nhiên, người nuôi tôm ở Ấn Độ chỉ nên nuôi một vụ tôm chân trắng thay vì 2, mật độ thả thấp và chú trọng nuôi tôm cỡ lớn. Điều này cũng tương tự như các phương pháp được sử dụng để nuôi tôm sú, loài nuôi truyền thống ở Ấn Độ trong suốt 25 năm qua.
Hiện nay ngày càng nhiều ao nuôi tôm sú được chuyển sang nuôi tôm chân trắng. Xu hướng này được thấy rõ trên cả nước.
Số lượng ao Mayank là dành cho nuôi tôm chân trắng tăng từ 20 năm 2012 lên 44 năm 2013 và lên tới 100 vào năm 2014, ông nói. Công ty của ông là tập trung vào sản xuất quy mô lớn và chỉ nuôi một vụ. Tôm thu hoạch đạt cỡ trung bình 26/30 con/kg.
Mật độ thả trung bình mỗi mét vuông là 20 tôm giống, so với trung bình 50/100 con/m2 mà nông dân Ấn Độ đang tăng cường sản xuất để thu lợi tối đa từ tôm được giá.
"Sẽ luôn có nhu cầu đối với tôm cỡ lớn và lợi nhuận thu từ tôm cỡ lớn cũng cao hơn. Nuôi tôm cỡ lớn sẽ cho năng suất tốt hơn và nuôi một vụ sẽ giảm thiểu rủi ro dịch bệnh hơn là nuôi hai vụ. Yêu cầu về giống cũng ít hơn”.
Với cơ sở hạ tầng, sản xuất tôm giống bố mẹ và tôm giống post đang phát triển tốt, nuôi tôm chân trắng là tối ưu nhất.
90-95% tôm nuôi của Ấn Độ được XK. Cho đến năm 2009, Ấn Độ chỉ nuôi tôm sú nhưng do dịch bệnh nên sản lượng chỉ đạt 80.000 tấn. Sau đó, chính phủ Ấn Độ bắt đầu cho phép nuôi tôm chân trắng. Sản lượng tôm của nước này đã tăng nhanh chóng và đạt khoảng 300.000 tấn với 90% tôm chân trắng.
Theo nhận định, nhu cầu thị trường vẫn tốt mặc dù sản xuất có nhiều vấn đề. Giá tiếp tục tăng và có thể đạt ngưỡng cao kỷ lục năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này cũng chứng kiến sự đột phá trong đổi mới tổ chức ngành hàng với sự ra đời của Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Ban này là hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong nghiên cứu và đề xuất chính sách, điều phối việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, thông tin và đối thoại, xúc tiến thương mại…

Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sao Mai An Giang, cho biết: Nhà máy tinh luyện dầu cá tra cao cấp của Tập đoàn vừa đi vào hoạt động, sản phẩm đã có mặt tại thị trường Việt Nam với công suất ban đầu 100 tấn/ngày. Đây là nhà máy đầu tiên trên thế giới SX dầu thực phẩm từ mỡ cá tra, basa.

Nhiều doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ chế biến nông, thủy sản ở ĐBSCL cho biết vẫn loay hoay tìm công nghệ thích hợp phát triển sản phẩm từ sơ chế đến tinh chế; bảo quản, đóng gói bao bì để nâng cao giá trị... hoặc có nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm nhưng chưa tìm được địa chỉ hỗ trợ.

Là địa phương có mặt bò sữa sớm nhất ở Vĩnh Phúc từ năm 2000-2001, đến nay, Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) đã trở thành vựa bò sữa chiếm 2/3 tổng đàn bò sữa toàn tỉnh. Ông Bùi Như Ý, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc bảo rằng, nếu để nói về những bức xúc, trăn trở về chương trình bò sữa thì Vĩnh Thịnh chính là bức tranh của “Vĩnh Phúc thu nhỏ”.

Ngày 24/11 Công an tỉnh Kon Tum cho biết, qua tiến hành truy quét tại khu vực Nam Sa Thầy, đội công tác tăng cường cơ sở đã phát hiện 2 vụ khai thác, cất giấu lâm sản trái phép trong rừng với tổng khối lượng là 19,732m3 gỗ quy tròn các loại.