Amistar Top – Hết Bệnh Hết Lo, Đầy Kho Lúa Trúng

Công ty Syngenta và Công ty AGPPS đã cùng nhau chia sẻ những thành công khi sử dụng Amistar Top cùng những kinh nghiệm quí báu trong thâm canh cây lúa đạt năng suất cao.
Đây là dịp nông dân giao lưu với các nhà khoa học; giao lưu giữa bà con nông dân về kinh nghiệm sử dụng thuốc BVTV Amistar Top thành công. Amistar Top bên cạnh phòng trừ 4 bệnh quan trọng trên cây lúa (bệnh lem lép, đạo ôn, đốm vằn, vàng lá), thuốc còn giữ cho lá đòng xanh lâu hơn, đây là cơ sở làm gia tăng năng suất.
Theo các nhà khoa học, nếu chúng ta giữ lá đòng xanh 1 ngày thì cho 150 kg lúa tăng thêm/ha. Với đặc tính kỹ thuật vượt trội, Amistar Top làm kéo dài tuổi thọ lá đòng hơn 8 ngày, điều này có nghĩa năng suất tăng thêm trên 1 tấn lúa/ha. Đặc biệt trong buổi tổ chức sự kiện, rất nhiều bà con tham gia trình bày chia sẻ kinh nghiệm sử dụng Amistar Top trên các vùng đất khác nhau, tất cả đều cho năng suất vượt trội. Điều đáng lưu ý là trong các vùng làm lúa nhiều vụ trong năm sẽ rất dễ xảy ra ngộ độ hữu cơ giai đoạn muộn, thời kỳ trổ chín lá lúa rất dễ bị nấm bệnh tấn công cũng như làm lá vàng đi, vậy mà những ruộng sử dụng Amistar Top lá đòng vẫn giữ xanh, đây là một trong những khám phá lý thú khi phun Amistar Top.
Sự kiện đã giúp nông dân hiểu rõ cách làm thế nào tăng số hạt trên bông/gié thông qua việc phun Amistar Top kết hợp bón phân đón đòng nhằm tối ưu hóa năng suất, đồng thời nông dân được tai nghe mắt thấy giá trị của Amistar Top khi phun giai đoạn trước và sau trổ, bên cạnh phòng trừ các bệnh quan trọng tấn công trên bông/gié, Amistar Top còn giữ xanh bộ lá đòng, gia tăng năng suất, hạt lúa vàng sáng chắc tới cậy, tăng tỷ lệ xay chà, bán có giá.
Nông dân thực sự được trải nghiệm và chia sẻ qui trình sử dụng thuốc của Syngenta từ đầu tới cuối nhằm tối ưu hóa trong quản lý dịch một cách khoa học phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây lúa, phù hợp với chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, 3 giảm 3 tăng… Qua buổi tổ chức sự kiện, bà con cho biết bắt đầu hiểu được đầu tư thế nào đạt hiệu quả, tối ưu hóa năng suất, mang lại thu nhập cao nhất.
Có thể bạn quan tâm

Đại đa số các giống lúa thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng đang gieo cấy phổ biến hiện nay đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, không mang gen kháng vi khuẩn bạc lá Xa. Do vậy, khi phát triển các giống lúa này trong điều kiện vụ mùa ở các tỉnh phía bắc nước ta thì hầu hết các giống lúa trên đã bị nhiễm bạc lá vi khuẩn, gây tổn hại không nhỏ đến năng suất và chất lượng lúa mùa.

Bệnh bạc lá lúa là do các chủng vi khuẩn Xanthomonas gây nên. Do đó, nếu cây lúa đã bị nhiễm bệnh thì rất khó chữa khỏi. Dưới đây là một số kinh nghiệm của bà con nông dân Nam Sách.

Việc dùng phân hóa học khiến chi phí đầu vào đội lên khá cao, một số nông dân ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) chuyển sang ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng. Nhờ áp dụng phương pháp mới trong ủ phân nên bà con giảm được gần một nửa chi phí đầu vào.

Dù là nông dân, nhà khoa học, hay bất cứ ai khi đặt chân đến tham quan ruộng lúa ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành (An Giang) cũng bị thu hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên từ những đóa hoa khoe sắc dọc theo bờ ruộng. Ở đây, bà con nông dân đang áp dụng công nghệ sinh thái để quản lý dịch hại theo hướng bền vững, không thua gì các nước tiên tiến trên thế giới.

Cách làm như sau: mì ăn liền bóp vụn, nước rửa bát hoà với nước lã vào thau chậu, hoà đặc hiệu nghiệm càng cao, sau đó đổ mì ăn liền vào trộn đều. Khi mì ăn liền hút hết nước rửa bát đã pha, ta đem hỗn hợp này tải ra nia hoặc thúng phơi hong trong bóng mát. Khi mì ăn liền đã khô như cũ ta gói vào túi bóng buộc kín, để giữ kín hơi, cất cao và kỹ.