Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ảm đạm thị trường cá tra giống

Ảm đạm thị trường cá tra giống
Ngày đăng: 08/08/2015

Huyện Hồng Ngự có vùng ương nuôi cá tra giống lớn nhất tỉnh Đồng Tháp, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Phú Thuận B, với 50 cơ sở sản xuất cá tra giống nhân tạo, cung ứng ra thị trường khoảng 50 tỷ cá tra bột và gần 150 triệu cá giống các loại mỗi năm.

Ương nuôi cá tra giống là một trong những thế mạnh của xã Phú Thuận B. Gần đây, người nuôi cá tích cực tiếp cận khoa học công nghệ mới nên trình độ sản xuất giống đã nâng lên, luôn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, do việc tiêu thụ khó khăn và giá cá tra giống thấp như hiện nay nên nhiều cơ sở sản xuất cầm chừng.

Ông Nguyễn Văn Lo, ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B đã có hơn 7 năm kinh nghiệm sản xuất cá giống cho biết: “Khoảng 5 năm trước giá cá tra giống tăng mạnh và ở mức cao nên nhiều cơ sở trên địa bàn ăn nên làm ra. 2 năm trở lại đây chỉ sản xuất để có tiền mua thức ăn cho đàn cá giống mới, nhiều lúc giá cá giảm gây thua lỗ”.

Toàn xã Phú Thuận B có hơn 1.450 ao nuôi thủy sản, với tổng diện tích hơn 220 ha. Song hiện nay hoạt động sản xuất cá tra giống rất ảm đạm.

Ông Phạm Văn Đủ, ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B, chia sẻ: "Cơ sở của tôi có hơn 500 con cá giống bố mẹ, 30 - 45 ngày mới xuất được một mẻ cá bột. Hiện nhiều lúc không xuất được do người dân không nuôi nữa hoặc chuyển sang nuôi loài cá khác.

Giá cá giống 2 năm nay luôn ở mức thấp nên tôi chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng. Để tồn tại tôi phải nuôi thêm cá hương (loại cá giống từ 1 đến 3 tháng tuổi), song thu nhập cũng không khả quan lắm".

Theo các cơ sở nuôi cá giống, hiện giá cá hương loại 2.000 con/kg giá 40 - 45đ/con; cá loại 1.000 con/kg giá 70 - 80đ/con. Với giá này người nuôi không có lợi nhuận hoặc có thể lỗ do cá bố mẹ, thức ăn, thuốc thú y tăng cao.

Ông Trương Văn Điền, GĐ HTX Thủy sản xã Phú Thuận B cho biết: “Thị trường cá tra giống chưa khởi sắc do giá cá tra thương phẩm giảm, người nuôi thua lỗ nặng nên số lượng treo ao ngày càng nhiều.

Hiện HTX chủ yếu cung ứng bao bì sản phẩm, thuốc thủy sản HCG (kích dục tố)... còn lĩnh vực SX cá tra giống chưa mở rộng nhiều. Hướng tới HTX sẽ liên kết tìm kiếm thị trường tiêu thụ cá tra giống”.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hồng Ngự, cho biết: Khoảng 2 năm gần đây số hộ hạn chế diện tích hoặc bỏ nghề SX cá tra giống chiếm gần một nửa. Nguyên nhân do tỷ lệ hao hụt quá nhiều, chiếm đến 40 - 50%, giá bán ra cũng giảm mạnh.

Ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, cho biết: Nguyên nhân khiến cá tra giống giảm mạnh trong thời gian qua là do thị trường XK cá tra những tháng đầu năm gặp khó khăn (giá cá nguyên liệu giảm xuống 21.500 – 22.000đ/kg), từ đó người nuôi không dám mạo hiểm thả giống tiếp, kéo theo giá cá tra giống giảm mạnh.

Hiện toàn tỉnh có 88 cơ sở sản xuất cá tra bột và nhân giống cá tra, nhiều nhất là các huyện Hồng Ngự, Châu Thành và Cao Lãnh, cung cấp hơn 8 tỷ con/năm.

Tại An Giang tình hình cũng không sáng sủa hơn. Toàn tỉnh hiện có 23 cơ sở sản xuất cá tra bột với tổng đàn cá tra bố mẹ khoảng 57.000 con, đủ cung cấp cho nhu cầu ương nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Thời điểm đầu năm 2012, giá cá tra giống (loại 35 - 40 con/kg), dao động trong khoảng 1.000 - 1.400đ/con, nay giảm xuống chỉ còn 600 - 700đ/con, tương đương với khoảng 20.000đ/kg. Trong khi đó, để sản xuất được 1 kg cá tra giống người nuôi phải đầu tư nhiều khoản như: Tiền thức ăn, thuốc thú y thủy sản, tiền cải tạo ao và các chi phí khác... tính ra khoảng 20.000 - 22.000đ/kg (chưa kể công).

Với giá bán cá tra giống hiện nay, người ương cá tra giống lỗ từ 3.000 - 5.000đ/kg. Với năng suất bình quân đạt 1 - 2 tấn cá giống/công, tính ra người ương cá tra giống lỗ từ 3 - 10 triệu đồng/công.


Có thể bạn quan tâm

Khi Người Dân Tộc Quyết Chí Làm Giàu Khi Người Dân Tộc Quyết Chí Làm Giàu

Việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc vẫn luôn là một nỗi quan tâm lớn của các cấp chính quyền địa phương. Đa phần cuộc sống đồng bào dân tộc còn khó khăn, trong đó nhiều hộ thiếu ý thức vươn lên, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Song, một thực tế phải nhìn nhận là có rất nhiều người dân tộc đầy nghị lực, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.

28/04/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nhân Rộng Nuôi Cá Hệ VAC Ở Thanh Yên Hiệu Quả Từ Mô Hình Nhân Rộng Nuôi Cá Hệ VAC Ở Thanh Yên

Mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập.

28/04/2014
Mường Ảng Nỗ Lực Xóa Đói Giảm Nghèo Mường Ảng Nỗ Lực Xóa Đói Giảm Nghèo

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện khó khăn nhất tỉnh, đã và đang được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ. Huyện Mường Ảng hiện có 9 xã và 1 thị trấn, trong đó 8 xã đặc biệt khó khăn (vùng III); 1 xã vùng II; thị trấn Mường Ảng (vùng I).

28/04/2014
Cánh Đồng Mường Thanh Thành Danh Gạo Tám Cánh Đồng Mường Thanh Thành Danh Gạo Tám

Nếu 60 năm trước, cả dân tộc góp gạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ để nuôi quân đánh giặc và sau giải phóng Điện Biên, hàng năm, người dân khu vực lòng chảo Điện Biên vẫn được nhận gạo cứu đói của Nhà nước; thì nay, cánh đồng Mường Thanh đã làm ra đủ gạo cho khu vực lòng chảo Điện Biên và chất lượng gạo xếp ngang hàng với gạo Tám xoan Hải Hậu (Nam Định) và được nhiều khách du lịch chọn làm quà sau những ngày có mặt ở Điện Biên.

28/04/2014
Hơn 500 Triệu Đồng Lắp Đặt Máy Thông Tin Liên Lạc Tầm Xa Cho Ngư Dân Hơn 500 Triệu Đồng Lắp Đặt Máy Thông Tin Liên Lạc Tầm Xa Cho Ngư Dân

Hiện tỉnh Bình Ðịnh có 1.433 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ đã được trang bị máy thông tin liên lạc HF tầm xa, đạt 52% so với tổng số tàu thuyền đánh bắt xa bờ của tỉnh.

28/04/2014