Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ðắk Mil Tập Trung Bảo Tồn Các Nguồn Gen Quý

Ðắk Mil Tập Trung Bảo Tồn Các Nguồn Gen Quý
Ngày đăng: 04/04/2014

Đắk Mil được xem là một trong các địa phương có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tốt giúp cho các loại cây trồng, vật nuôi phát triển một cách thuận lợi, mang lại năng suất cao. Để hướng tới sự phát triển bền vững, hiện tại, huyện đang đề xuất với ngành chức năng danh sách các nguồn gen cần được bảo tồn trong thời gian tới.

NHIỀU NGUỒN GEN QUÝ

Theo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đắk Mil thì trên địa bàn huyện hiện đang có nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất và chất lượng tốt; trong đó, có 4 loại cây, con như nhím, heo rừng, cà phê và sầu riêng. Phần lớn những giống cây, con này đều đang được nhiều hộ dân, trang trại trên địa bàn nuôi, trồng hiệu quả.

Trang trại Khánh Thanh, xã Đức Minh hiện là nơi nuôi nhím lớn nhất trên địa bàn huyện. Qua hơn 10 năm đầu tư, vật nuôi này đã mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho trang trại nhờ chất lượng thịt thơm ngon và sạch. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, do nhu cầu thị trường giảm nên số lượng con giống tại trang trại cũng ít dần. Hiện tại, trang trại chỉ nuôi khoảng gần 100 con nhím thịt và giống.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, chủ trang trại cho biết: “Mặc dù nhu cầu thị trường giảm, nhưng thời gian qua, trang trại vẫn duy trì những con giống tốt để cho ra con giống mới, chất lượng. Trong đó, phương pháp lựa chọn giống của trang trại cũng hoàn toàn theo tự nhiên và kiểm tra bằng kinh nghiệm.

Nhờ vậy, chất lượng nhím thịt luôn được thị trường đánh giá cao. Trong năm nay, trang trại sẽ tiếp tục đầu tư để nuôi lại nhím trên phần diện tích 700m2 đã có sẵn; đồng thời, xây dựng nhà máy chế biến thịt tại Cụm công nghiệp Thuận An để trực tiếp cung cấp thực phẩm sạch cho thị trường trong và ngoài tỉnh”…

Còn đối với cây sầu riêng, toàn huyện hiện có khoảng hơn 100 ha. Trước đó, để nhân rộng những giống sầu riêng tốt, thơm ngon, cơm vàng, không nhão, Viện Khoa học kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên cũng đã tổ chức thi và tuyển chọn được cây đầu dòng.

Hiện tại, những giống được lựa chọn này đang được triển khai trồng và phát triển tốt tại vườn cây đầu dòng ở xã Đắk Lao… Trong thời gian tới, địa phương cũng sẽ tiếp tục cho nhân giống, tiến hành trồng và ghép cải tạo vườn sầu riêng trên địa bàn…

TÍNH CẤP THIẾT CẦN PHẢI BẢO TỒN

Cũng theo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện thì hiện tại, số lượng nguồn gen của các cây, con trên địa bàn huyện còn rất nhiều. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc bảo tồn các nguồn gen này đang là vấn đề cấp thiết. Vì thế, vừa qua, đơn vị đã đề xuất danh sách các nguồn gen cần bảo tồn lên Sở Khoa học và Công nghệ để sớm có kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể.

Đối với cây cà phê thì hiện nay, toàn huyện đang có trên 21.000 ha. Trong đó, giống cà phê vối kinh doanh của địa phương lại chủ yếu được trồng bằng hạt nên thường cho năng suất thấp, hạt bé.

Vì vậy, tính cấp thiết lúc này là các nguồn gen cây cà phê cho chất lượng tốt, có mùi thơm đặc trưng, chống chịu sâu bệnh và hạn hán tốt trên địa bàn cần phải được lai tạo giống bằng phương pháp ghép cải tạo vườn cà phê thông qua các tinh dòng chọn lọc.

Trên cơ sở đó, thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, các cán bộ, nông dân trên địa bàn cũng sẽ được đào tạo, tiếp cận một số tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác cây cà phê. Phấn đấu đến năm 2020, 50% số diện tích vườn cà phê vối kinh doanh trên địa bàn huyện sẽ được cải tạo…

Đối với các vật nuôi của địa phương thì hiện nay, phần lớn đều có nguồn gốc từ động vật rừng. Do đó, để bảo tồn và phát huy đặc tính của động vật có nguồn gốc từ rừng này, tránh tình trạng săn bắt động vật hoang dã thì việc nhân giống, phát triển chăn nuôi tại vườn là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn cho thị trường.

Theo đó, những nguồn gen heo rừng, nhím có nguồn gốc từ rừng, khả năng chống chịu dịch bệnh tốt, thịt ngon, ít  mỡ cũng đã được liệt kê vào danh sách cần được bảo tồn và nhân rộng trong thời gian tới…

Hy vọng, thông qua việc bảo tồn các nguồn gen trên địa bàn, nhiều giống cây, con mới, chất lượng tốt, năng suất cao sẽ được ngành chức năng và địa phương nhân rộng, để sớm mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, bền vững cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Giảm Mục Tiêu Xuất Khẩu Gạo Chính Ngạch Giảm Mục Tiêu Xuất Khẩu Gạo Chính Ngạch

Tuy đã thắng thầu toàn bộ 800 ngàn tấn gạo XK sang Philippines từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, nhưng đến giờ này, nhìn chung XK gạo chính ngạch của nước ta vẫn đang tiếp tục gặp những khó khăn lớn về mặt thị trường.

14/05/2014
Bất Cập Trong Cung Ứng Tôm Giống Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Bất Cập Trong Cung Ứng Tôm Giống Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Theo ghi nhận, hiện chỉ duy nhất tỉnh Bạc Liêu có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống quy mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thả nuôi của nông dân. Còn lại hầu hết các địa phương như: TP.HCM, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… đều thiếu con giống trầm trọng, phải trông chờ vào nguồn giống nhập từ nơi khác về, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.

03/06/2014
Hơn 25 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Do Sốc Nước Hơn 25 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Do Sốc Nước

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), trong 2 ngày qua đã có hơn 25ha tôm nuôi bị chết do sốc nước. Phần lớn trong số này, tôm được thả nuôi theo phương pháp hồ hở, tập trung ở các xã An Cư, An Hòa và An Hiệp, nơi có nhiều đợt mưa lớn xảy ra trong các ngày 11 và 12/5.

15/05/2014
Sen Tịnh Tâm Với Nỗi Lo Mất Dần Thương Hiệu Truyền Thống Sen Tịnh Tâm Với Nỗi Lo Mất Dần Thương Hiệu Truyền Thống

Sen Tịnh Tâm trồng trong kinh thành Huế để phục vụ ẩm thực cho vua và hoàng cung. Mặc dù đã có thương hiệu và có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên người trồng sen ở Tịnh Tâm (Huế) hiện nay đã mất dần niềm tin với nghề khi hiệu quả sản xuất lẫn thu nhập không còn như trước đây.

03/06/2014
Thú Vị Hồ Tiêu Việt Nam Thú Vị Hồ Tiêu Việt Nam

Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần giao dịch toàn cầu, điều quan trọng hơn là vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo. Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.

03/06/2014