Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ai Cứu Vườn Dừa Bến Tre?

Ai Cứu Vườn Dừa Bến Tre?
Ngày đăng: 28/06/2012

Giá dừa tuột dốc thấp nhất trong hàng chục năm qua, đời sống người dân trên xứ dừa này gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân phá bỏ vườn dừa...

Tỉnh Bến Tre có gần 60.000 ha vườn dừa, đây là địa phương có diện tích cây dừa lớn nhất cả nước. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, gần đây trái dừa và các sản phẩm từ dừa ở tỉnh Bến Tre liên tục giảm giá. Ở thời điểm này, giá dừa tuột dốc thấp nhất trong hàng chục năm qua. Đời sống người dân trên xứ dừa này gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân phá bỏ vườn dừa để chuyển sang mục đích khác. Giải pháp nào để cứu vãn cho vườn dừa thương phẩm? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa tìm được tìm được lời đáp.

Bế tắc đầu ra

Đến tỉnh Bến Tre những ngày này, mọi người dễ dàng chứng kiến cảnh trái dừa ế ẩm. Tại các khu vườn, trái dừa khô rụng đầy gốc dừa. Dọc theo các tuyến đường giao thông, trái dừa khô chất thành đống đang chờ thương lái. Nhà vườn tỉnh Bến Tre cho biết, chưa có bao giờ đầu ra của trái dừa bế tắc như bây giờ. Hiện tại, giá dừa khô được thương lái thu mua ở mức trên dưới 15.000 đồng/chục, tương đương khoảng 1.000 đồng/trái. Với mức giá này chỉ bằng 1/10 so với cùng thời điểm năm ngoái.

Tại nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa trong tỉnh Bến Tre, nông dân không bán được trái dừa khô phải để lên chồi, bỏ phế. Ông Nguyễn Văn Lường, nhà vườn xã Mỹ Thanh An (thành phố Bến Tre) nhẩm tính: “1 ha trồng dừa chỉ thu được 15 triệu đồng/năm, nếu trừ đi chi phí cho nhân công thu hoạch dừa, thuốc… thì còn chưa đến 10 triệu đồng. Trong khi đó một trái bưởi da xanh hiện nay giá trị bằng 30 trái dừa. Như vậy cây dừa hiện nay thu nhập thấp nhất so với tất cả các lọai cây ăn trái. Nếu nhà nước không có giải pháp nào cứu vãn vườn dừa chắc nông dân phá bỏ dừa hết”.

Theo Hiệp hội Dừa Bến Tre, mỗi năm vườn dừa của tỉnh Bến Tre cung ứng cho thị trường trên 420 triệu trái, đạt 40% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh. Các mặt hàng từ dừa có thể chế biến ra 100 mặt hàng để xuất khẩu ra 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó chủ lực vẫn là cơm dừa nạo sấy. Thời gian qua, đầu ra của trái dừa vẫn bị phụ thuộc vào thị trường ngoài nước; trong đó Trung Quốc tiêu thụ khoảng 35%, các nước Trung Đông, Bắc Phi tiêu thụ khoảng 50% sản phẩm từ dừa.

Gần 1 năm qua, giá dừa liên tục giảm, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Riêng khu vực Trung Đông - một trong những thị trường tiêu thụ dừa Bến Tre còn bị bất ổn về chính trị. Đầu ra trái dừa thương phẩm bị thu hẹp nên đời sống người trồng dừa và hoạt động các doanh nghiệp chế biến dừa gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh Bến Tre có 80% dân số trồng dừa; 10 doanh nghiệp và gần 100 cơ sở sản xuất chế biến các sản phẩm từ dừa giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động.

Người trồng dừa hoang mang

Theo thống kê, ở thời điểm này sản lượng dừa khô ở tỉnh Bến Tre tồn đọng trong dân khoảng 60 triệu trái. Doanh nghiệp và nhà vườn đang loay hoay tìm kiếm đầu ra cho trái dừa. Thời gian qua, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Bến Tre đã có nhiều cuộc họp với các ngành hữu quan, các doanh nghiệp và nhà vườn để bàn giải pháp khắc phục khó khăn cho trái dừa.

UBND tỉnh Bến Tre ban hành chỉ thị về việc ổn định giá dừa nguyên liệu trong tỉnh; trong đó nêu ra hàng loạt các giải pháp các cấp các ngành liên quan phải khẩn trương thực hiện để cứu nguy cho người trồng dừa. Bến Tre kiến nghị TW miễn thu thuế xuất khẩu dừa. Tuy nhiên mặt hàng dừa vẫn trong tình trạng “cung vượt cầu”.

Có thể bạn quan tâm

Thái Nguyên Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Thái Nguyên Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, từ năm 2012 đến nay, Trung tâm Thủy sản đã thực hiện các mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình VietGAP tại các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, T.X Sông Công và T.P Thái Nguyên (Thái Nguyên) đạt hiệu quả, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp cho người dân địa phương.

27/06/2014
Nuôi Cá Tai Tượng Cho Lợi Nhuận Cao Nuôi Cá Tai Tượng Cho Lợi Nhuận Cao

Sóc Trăng có trên 18 ngàn ha nuôi thủy sản nước ngọt. Ưu thế của các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt là có thể kết hợp với các mô hình khác, như mô hình lúa – cá, vườn– ao –chuồng hoặc đơn giản chỉ là nuôi nhiều loại cá trong cùng một diện tích, giúp nông dân thu nhập từ nhiều nguồn. Trong đó cá tai tượng được nhiều nông dân chọn nuôi vì cho thu nhập rất cao.

05/06/2014
Cách Làm Hay Để “Trẻ Hóa” Vườn Điều Cách Làm Hay Để “Trẻ Hóa” Vườn Điều

Sau hơn 20 năm gắn bó với cây điều, anh đã tìm tòi, nghiên cứu phương pháp ghép mới. Anh lấy chồi của những cây điều sai trái ghép vào các cây điều già. Chồi ghép trên thân cây điều già phát triển rất tốt. Sau khoảng 9 tháng đã cho trái.

27/06/2014
Trồng Đậu Phộng Dại Trong Vườn Tiêu Trồng Đậu Phộng Dại Trong Vườn Tiêu

Ông Hoàng Văn Lập cho biết: “Tôi bắt đầu trồng đậu phộng dại trong vườn tiêu từ mùa mưa năm 2009, lúc đầu tôi chỉ trồng thử nghiệm 2 ngàn m2. Tôi nhận thấy trồng đậu phộng dại giúp giữ ẩm cho tiêu, cả tuần không tưới mà cây tiêu vẫn tươi tốt không bị héo. Thấy hiệu quả nên tôi đã trồng hết toàn bộ diện tích vườn 1,5 hécta còn lại vào mùa mưa năm 2010 đến nay”.

27/06/2014
Quảng Trị Hoàn Thiện Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá, Giúp Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển Quảng Trị Hoàn Thiện Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá, Giúp Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển

Trong đó, có 152 chiếc tham gia đánh bắt xa bờ, nhất là khu vực gần quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. Nghề biển đã giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho hơn 1.700 lao động vùng biển.

05/06/2014