Ai bảo vệ ngư dân

“Lỗ tai tui ù đi không còn nghe được gì, chỉ nhìn thấy đạn rơi như mưa xuống boong. Khoảng 15 phút sau, khi vừa rời hầm lên buồng lái tui tá hỏa nhìn cậu Sinh gục chết cạnh vô lăng, mặt bị bắn nát, một tay bị đứt gần lìa...” - ông Chao Văn Sáng (ngư dân ở Phụng Hiệp, Kiên Giang) bàng hoàng kể lại.
Anh Cường, ngư dân bị cướp biển bắn ngày 11/9 đang điều trị tại bệnh viện
Đây là đoạn mà báo chí ngày 14.9 đã đăng tải vụ tấn công kinh hoàng và đẫm máu mà những ngư dân tay không tấc sắt đã phải gánh chịu vào sáng 11.9.
Vụ tấn công đẫm máu khiến chúng ta bàng hoàng, căm giận một thì những chi tiết bối cảnh sau đó khiến chúng ta giật mình mười.
Rằng chuyện ngư dân bị tấn công trên biển không phải là ít.
Rằng đã có những trường hợp bị bắn thủng bụng, đã tử vong trên đường tới đất liền.
Rằng mỗi chuyến ra khơi, dù là trên vùng biển Việt Nam là “đồng nghĩa với việc chấp nhận nguy hiểm rình rập, có thể bị bắt giữ, phạt tiền, giờ đây là bị bắn chết bất cứ lúc nào”.
Ngay chính đôi tàu vừa bị tấn công, chỉ hai tháng trước, chính chiếc tàu cao tốc chở nhóm người lạ nói trên từng bắn dọa xuống nước, sau đó khống chế kéo tàu ngư dân đi lòng vòng ngoài biển để đòi tiền chuộc tàu lên tới 3,2 tỷ đồng. “Trên tàu cao tốc có một người mặc thường phục nói tiếng Việt rất rành. Mấy lần trước họ chỉ bắn dọa đòi tiền chuộc” - một ngư dân Kiên Giang kể như vậy.
Vụ việc chưa được làm rõ, nhưng lúc này có thực tế là rất nhiều ngư dân đang bất an, lo sợ khi ra khơi đánh bắt. Tai họa từ thiên nhiên có thể xảy ra... Tai họa từ tàu cũ, yếu, thiếu trang thiết bị có thể xảy ra... Nhưng tai họa khiến ngư dân lo sợ hơn cả là từ con người với những súng đạn, những hành vi trấn áp vô nhân đạo. Giữa biển cả mênh mông, ngư dân biết trông đợi ở ai?
Nên lúc này không thể không đặt lại câu hỏi- một câu hỏi mà có lẽ bất cứ ngư dân nào khi chia tay vợ con xuống tàu cũng phải nghĩ tới và đối diện: Ai sẽ bảo vệ họ?
Có thể bạn quan tâm

Từng là một đội viên du kích, xã đội trưởng gan dạ, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày thống nhất đất nước, người thương binh ¼ Nguyễn Văn Hồng được điều động vào đội công tác của tỉnh Quảng Nam bổ sung cho đội ngũ cán bộ cốt cán xây dựng điểm kinh tế mới Cư Phiăng, xã Hòa Phong (Krông Bông). Ở quê hương mới, ông Hồng từng đảm nhiệm công tác Đoàn, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Sơn Phong, sau đó công tác tại Công ty Vật tư Nông nghiệp huyện Krông Bông và về nghỉ mất sức năm 1986 vì lý do sức khỏe.

Câu chuyện thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom nông thủy sản, kích giá sốt mạnh rồi lao dốc sâu đã không còn xa lạ với người nông dân vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện một lần nữa bà con trồng khoai lang tại các tỉnh ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh này. Vì sao?

Chúng tôi về xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vào những ngày cuối vụ hành tây. Dạo quanh các thôn xóm, gặp người dân ai ai cũng chép miệng: "Năm nay giá thấp kỷ lục. Đã vậy bán rẻ cũng không xong!".

Hiện nay, việc sử dụng màng phủ để trồng một số loại cây rau màu (cà chua, ớt, dưa, bầu bí, đỗ...) trong vụ Xuân Hè khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng do nhiều ích lợi mang lại. Để có được những kết quả tốt trong việc sản xuất rau có sử dụng màng phủ, người trồng rau cần chú ý một số vấn đề quan trọng

“Nuôi dế tính ra sướng hơn nuôi heo” - đó là nhận xét của anh Phạm Quốc Nam (37 tuổi) ở ấp Cây Nính, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu (Tây Ninh). Trước đây anh Nam đã từng nuôi heo, nay đã chuyển qua nghề nuôi dế.